Khoa XHH-CTXH-ĐNA
Xã hội học: tính khoa học, tính thực tiễn và nghề nghiệp xã hội học
Sáng ngày 6/12/2017, buổi báo cáo chuyên đề “Xã hội học: tính khoa học, tính thực tiễn và nghề nghiệp xã hội học” diễn ra tại cơ sở 371 Nguyễn Kiệm. Báo cáo viên là TS Nguyễn Xuân Nghĩa – Giảng viên bộ môn xã hội học. Buổi báo cáo có sự tham dự của các giảng viên trong Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á, cựu sinh viên và các bạn sinh viên ngành xã hội học.
TS Nguyễn Xuân Nghĩa đã giới thiệu xã hội học là một ngành khoa học nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan và các hành vi hoạt động của con người trong các tổ chức, nhóm xã hội và các quan điểm của các nhà xã hội học nổi tiếng: Emilé Durkheim, Max Weber, Pierre Bourdieu.
Khi nhìn một vấn đề dưới góc độ xã hội học, về tính thực tiễn là các cơ chế ẩn tàng sau các hiện tượng xã hội.
Sau khi ra trường sẽ làm những công việc gì? Làm ở đâu? Là hầu hết các trăn trở của các bạn sinh viên xã hội học. Qua các số liệu từ Pháp, Mỹ, Việt Nam, có rất nhiều công việc các bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp: dịch vụ xã hội, tư vấn tâm lý;hành chính văn phòng;quản trị; nghề dịch vụ; làm ở trường học; nghiên cứu. Điều cốt lõi là cần dùng những kiến thức khi học xã hội học đã có những kĩ năng, kiến thức tốt để áp dụng làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau.
Điểm mạnh của xã hội học so với các ngành khác trong cùng một lĩnh vực là vấn đề được phân tích sâu hơn, nhiều khía cạnh, chiều kích khác nhau, luôn tò mò với những vấn đề mới. Đó chính là các nhãn quan xã hội mà các bạn đã rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó khi học tốt ngoại ngữ, rèn luyện kĩ năng mềm, chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm cùng tính chịu khó làm việc cũng là những ưu điểm để chọn được công việc tốt sau tốt nghiệp của sinh viên xã hội học.
Na Nguyễn