Khoa Đào tạo Sau Đại học

Lễ tốt nghiệp và trao bằng Thạc sĩ chương trình cao học liên kết Việt – Úc, năm 2016

Ngày 17/09/2016, chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN KẾT VIỆT – ÚC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM
NHÂN DỊP LỄ TỐT NGHIỆP VÀ TRAO BẰNG THẠC SĨ, NĂM 2016

I. TỔNG QUAN:

Từ năm 2011, được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học  Mở TP. HCM bắt đầu tiến hành tuyển sinh các khóa đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Phương pháp giảng dạy tiếng Anh (TESOL) liên kết với trường Đại học Southern Queensland, Úc.

Chúng tôi luôn đặt mục tiêu cung cấp cho học viên chương trình đào tạo hiện đại, luôn được cải tiến, cập nhật, có tính ứng dụng cao và phát huy tính năng động của học viên.  Việc gửi phiếu điều tra kết quả giảng dạy được thực hiện thường xuyên mỗi khi kết thúc môn học để làm cơ sở cải tiến chương trình ngày một hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của học viên và xã hội.

Kế hoạch học tập toàn khóa học được thực hiện thông qua các hệ thống hỗ trợ học tập như  hệ thống study desk, Google Groups, Thư viện điện tử và qua website của Trường Đại học Mở TP. HCM, và Đại học Southern Queensland.  Bên cạnh đó, bộ phận giáo vụ thường xuyên theo dõi các hoạt động giảng dạy và học tập, bằng hệ thống study desk, e-mail, … đã liên lạc, cung cấp thông tin, thông báo, giải đáp thắc mắc liên quan cũng như chuyển giao tài liệu hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Căn cứ vào sự phê duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường Đại học Mở TP. HCM tổ chức liên kết đào tạo cấp bằng thạc sĩ Giáo dục chuyên ngành Phương pháp giảng dạy tiếng Anh với Trường Đại học Southern Queensland, Úc (Quyết định số 3996/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2011)

Và căn cứ vào các Thỏa thuận hợp tác, các Biên bản ghi nhớ với đối tác, Trường Đại học Southern Queensland, Úc

III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Cung cấp kiến thức cần thiết về lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh, các khuynh hướng và mô hình giảng dạy mới, đồng thời các kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa cần thiết để trở thành giảng viên năng động, sáng tạo trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ

IV. ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH:

  • Chương trình đào tạo do hai trường cùng thiết kế hướng đến nhu cầu thực tiễn của Việt Nam
  • Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và học tập: Tiếng Anh
  • Thời gian đào tạo: khoảng 22 tháng/ khóa
  • Trường ĐH Mở TP. HCM phụ trách tuyển sinh đầu vào (thi tuyển, chấm thi và xét tuyển) cho giai đoạn 1.

Các học viên hoàn tất giai đoạn 1 nhận được chứng chỉ GRADUATE DIPLOMA in TESOL do Đại học Mở TP. HCM cấp

Các học viên hoàn tất giai đoạn 1 và đạt điểm trung bình 6,5 trở lên sẽ được tham gia giai đoạn 2. Sau khi hoàn thành các môn học của chương trình, học viên sẽ nhận được bằng thạc sĩ TESOL do USQ, Úc cấp

V. THÔNG TIN SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP (THÁNG 09, NĂM 2016):

  • Chuyên ngành Phương pháp giảng dạy tiếng Anh có 71 tân thạc sĩ, gồm:

Lớp MED TESOL 2,4,5,6: 13 học viên

Lớp MED TESOL 7: 26 học viên

Lớp MED TESOL 8: 32 học viên

  • Các tân thạc sĩ năm nay là những giảng viên đang tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, và các trung tâm ngoại ngữ …

VI. KẾT LUẬN:

Thành quả đạt được ngày hôm nay là quá trình làm việc nhiệt tình, năng động và đầy trách nhiệm của các bên tham gia.  Chương trình đã góp phần lớn đối với việc cung cấp một đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Anh có kiến thức và kỹ năng giảng dạy ngôn ngữ cập nhật và chuyên nghiệp cho xã hội Việt Nam, đặc biệt là cho TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh phụ cận.

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

Phòng 209, 97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
Điện thoại: (08) 39300947 hoặc (08) 39300210 – 209/ 206
Website: http://sdh.ou.edu.vn
www.facebook.com/khoasaudaihocdhmo

TIN LIÊN QUAN

07 - T.3 2023

Giới thiệu chương trình đào tạo Thạc sĩ Tesol liên kết Đại học Edith Cowan, Úc

Chiều ngày 7/3, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Đại học Edith Cowan (Úc) đã tổ chức buổi giới thiệu trực tuyến Chương trình đào…

23 - T.2 2023

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi tập huấn về các phần mềm mô phỏng (dự án INCREASE – Eramus+)

Ngày 22 và 23/02/2023, tại phòng Truyền thống, cơ sở 97 Võ Văn Tần, Quận 3, TS. Marcin Wardaszko và TS. Malgorzata Cwil đến từ trường Đại học Kozminski, Ba…

12 - T.1 2023

Recap Seminar: Knowledge Creation In Business Research For Early Career Researchers

Chiều ngày 12/01/2023, tại Phòng truyền thống – Cơ sở 97 Võ Văn Tần, Khoa Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh đã…

26 - T.11 2022

Buổi Gặp gỡ đầu khoá Nghiên cứu sinh Khoá 2022

Sáng ngày 26/11/2022, tại Phòng truyền thống – Cơ sở 97 Võ Văn Tần, Khoa Đào tạo Sau Đại học – Trường ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh đã tổ…

12 - T.11 2022

Hội thảo “Xuất bản học thuật trong Khoa học Xã hội”

Nhằm định hướng cho các Học viên lớp Cao học Ngành Ngoại ngữ tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, ngày 12/11/2022 – Khoa Đào tạo Sau Đại…

19 - T.10 2022

Khoa Đào tạo Sau Đại học tổ chức Buổi Giao lưu Sau Đại học năm 2022 “30 Năm Ngày Trở Về – Home Sweet Home”

Nhân dịp 30 năm thành lập Khoa Đào tạo Sau Đại học – Trường ĐH Mở TP.HCM (20/10/1992 – 20/10/2022), nhằm nâng cao sự gắn kết giữa Học viên/Cựu học…

08 - T.10 2022

Buổi Tư vấn Chương trình Đào tạo Tiến sĩ Đợt 2, năm 2022

“Với chương trình đào tạo Tiến sĩ, nhà trường đặc biệt chú trọng vào học thuật, tính hàn lâm, vì phần lớn, các anh/chị học viên sau khi hoàn thành…

24 - T.9 2022

Buổi giới thiệu chương trình đào tạo Thạc sĩ đợt 2 năm 2022

Chiều ngày 24 tháng 9 năm 2022, Khoa Đào tạo Sau đại học, Trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi giới thiệu chương trình…

17 - T.9 2022

Báo cáo chuyên đề Systematic bibliometric literature review

Sáng ngày 17/09/2022, Khoa Đào tạo Sau đại học đã tổ chức buổi báo cáo chuyên đề Systematic bibliometric literature review tại cơ sở 97 Võ Văn Tần. Báo cáo…

27 - T.8 2022

Sinh hoạt đầu khóa Tân Nghiên cứu sinh (đợt 1) năm 2022

Sáng ngày 27/08/2022, Khoa Đào tạo Sau đại học, Trường ĐH Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi Sinh hoạt đầu khóa dành cho 18 tân Nghiên cứu sinh…