Khoa Ngoại Ngữ

Hội thảo khoa học Nghiên cứu khoa học sinh viên các trường giảng dạy tiếng Nhật khu vực phía Nam lần thứ nhất năm 2024-2025

Sáng ngày 20/4/2025, tại Hội trường 202, cơ sở 35-37 Hồ Hảo Hớn, Quận 1, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu khoa học sinh viên các trường giảng dạy tiếng Nhật khu vực phía Nam lần thứ nhất” với chủ đề: Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, Văn hóa Nhật Bản và Văn hóa Việt Nam, dịch thuật tiếng Nhật. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học trong khu vực.

Khung cảnh hội thảo.

Hội thảo vinh dự đón tiếp: Về phía Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh có TS.GVCC. Nguyễn Thúy Nga – Trưởng khoa Ngoại ngữ cùng quý Thầy, Cô và sinh viên các đơn vị thuộc Trường và các trường đại học: Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học FPT Cần Thơ, Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TP. HCM.

Các Thầy/Cô đến từ Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.

Các Thầy/Cô đến từ các đơn vị trường đại học.

Phát biểu tại hội thảo, TS.GVCC. Nguyễn Thúy Nga – Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Mở TP.HCM khẳng định vai trò thiết yếu của hoạt động nghiên cứu khoa học trong quá trình đào tạo đại học, đặc biệt đối với sinh viên ngành ngôn ngữ và các lĩnh vực liên quan đến văn hóa. Theo đó, hội thảo không chỉ là nơi sinh viên được gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ những kết quả nghiên cứu của mình thông qua các hoạt động thuyết trình và thảo luận, mà còn là không gian học thuật ý nghĩa giúp sinh viên mở rộng kiến thức, phát triển tư duy phản biện và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu.

TS.GVCC. Nguyễn Thúy Nga – Trưởng khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Mở TP.HCM phát biểu tại chương trình

Trong khuôn khổ hội thảo, có 6 bài tham luận đến từ các trường đại học khu vực phía Nam được trình bày trực tiếp và xuất bản thành thành kỷ yếu hội thảo lưu hành nội bộ (không có số ISBN). Đáng chú ý, 3 bài tham luận xuất sắc được đăng duyệt trong kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế OpenTESOL, bao gồm:

1. Mỹ học về tự nhiên trong hoa văn trên Obi do sinh viên Đỗ Trúc My – Trường ĐH Văn Lang trình bày tập trung phân tích tinh thần Mono no Aware – sự cảm nhận vẻ đẹp mong manh, thoáng qua của thiên nhiên – qua các họa tiết trên dải thắt lưng Obi trong trang phục Kimono truyền thống. Nghiên cứu này không chỉ góp phần làm sáng tỏ mỹ học Nhật Bản mà còn mở ra hướng tiếp cận mới cho việc bảo tồn và lan tỏa di sản văn hóa qua nghệ thuật phục trang.

Sinh viên trình bày tham luận “Mỹ học về tự nhiên trong hoa văn trên Obi”.

TS. Trần Minh Quý – Trường Đại học Mở TP.HCM đưa ra ý kiến nhận xét về bài tham luận.

2. So sánh từ loại chỉ tính chất trong tiếng Việt và tiếng Nhật do nhóm báo cáo viên là sinh viên đến từ Trường Đại học Mở TP.HCM trình bày gồm: Huỳnh Bạch Phát Đạt, Đặng Thị Thu Hải, Nguyễn Thị Thùy Dương.

Sinh viên trình bày tham luận “So sánh từ loại chỉ tính chất trong tiếng Việt và tiếng Nhật”.

ThS. Dương Ngọc Phúc – Trường Đại học Văn Lang đưa ra ý kiến nhận xét về bài tham luận.

Nghiên cứu tập trung đối chiếu cách sử dụng các từ chỉ tính chất trong tiếng Việt và tiếng Nhật thông qua ba kết cấu: định ngữ, vị ngữ và bổ ngữ thang độ. Nghiên cứu kết luận việc tập trung vào các từ chỉ tính chất cốt lõi giúp dễ dàng đối chiếu giữa các ngôn ngữ, nhưng cũng dẫn đến hạn chế khi bỏ qua các từ mang ý nghĩa ngoại vi.

3. Chính sách phát triển du lịch bền vững của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam do sinh viên Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Thị Mỹ Duyên,  Nguyễn Lê Hoàng Huy, Phan Thị Thùy Trang – Trường Đại học Ngoại thương CSII tại TP.HCM trình bày.

Sinh viên trình bày tham luận “Chính sách phát triển du lịch bền vững của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam”.

 

ThS. Bùi Thị Thanh Trúc – Trường Đại học FPT Cần Thơ đưa ra ý kiến nhận xét về bài tham luận.

Đề tài phân tích các chính sách phát triển du lịch thành công của Nhật Bản như: Hạn chế quá tải du lịch; Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái; Ứng dụng công nghệ trong du lịch; Thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa – Chiến lược Cool Japan. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với Việt Nam.

Đại diện nhóm tác giả của 3 bài tham luận xuất sắc tại hội thảo.

Các bài tham luận còn lại tại hội thảo:

Đề tài: Bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc nhà mái tranh Kayabuki tại làng cổ Kayabuki no Sato, tỉnh Miyama, Nhật Bản – Nghiên cứu thực địa và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: sinh viên Trần Anh Thư – Trường Đại học Văn Lang.

Đề tài: Giáo dục bắt buộc tại Nhật Bản: Hệ thống và đặc điểm ở Shibuya và Okinawa: sinh viên Hoàng Thị Ngọc Yến, Võ Thị Kim Hoà, Nguyễn Đặng Lan Vy, Nguyễn Mỹ Hoa – Trường Đại học Luật TP.HCM.

Đề tài: Học tiếng Nhật thời 4.0: Kết hợp truyền thống & Hiện đại: sinh viên Tống Thị Mộng Cầm, Lê Thị Thúy Nga, Trần Ngọc Minh Thùy – Trường Đại học FPT Cần Thơ.

Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô hội thảo trong những năm tới, hướng đến xây dựng một cộng đồng sinh viên tiếng Nhật năng động, sáng tạo và giàu năng lực học thuật, góp phần lan tỏa giá trị của ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản trong môi trường học thuật tại Việt Nam.

Đại diện nhóm tác giả các bài tham luận nhận giấy chứng nhận và phần quà kỷ niệm từ chương trình.

 

Người tham dự chụp ảnh kỷ niệm bế mạc hội thảo.

Bài viết: Quang Khánh

Hình ảnh: Minh Khánh

TIN LIÊN QUAN

26 - T.5 2025

Hội thảo Quốc tế OpenTESOL 2025: Tôn Vinh Diễn Ngôn Đa Nguyên trong Giáo Dục Ngôn Ngữ

Sáng ngày 24/5/2025, tại Hội trường 602, cơ sở 97 Võ Văn Tần, Quận 3, Trường Đại học Mở TP.HCM tổ chức Lễ khai mạc Hội thảo Quốc tế về…

20 - T.5 2025

Sinh viên Ngôn ngữ Hàn Trường Đại học Mở TP.HCM rạng danh tại K-Speech lần thứ 13

Ngày 10/5/2025, tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, Trường Đại học Mở TP.HCM đã gặt hái thành công ấn tượng tại…

15 - T.5 2025

Họp mặt – giao lưu Giảng viên và Cựu sinh viên các thế hệ Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh

Chiều ngày 11/05/2025, tại Hội trường 602, cơ sở 97 Võ Văn Tần, Quận 3, Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình…

12 - T.5 2025

Ngày hội văn hoá ANGUKO 2025 – Nơi giao thoa văn hoá đầy màu sắc tại trường Đại học Mở TP.HCM

Vào ngày 11/5/2025, tại cơ sở 97 Võ Văn Tần, Đoàn – Hội Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Mở TP.HCM tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa ANGUKO…

26 - T.4 2025

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Quốc gia Gyeongsang, Hàn Quốc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Ngày 22/4/2025, tại phòng 704, cơ sở 35 – 37 Hồ Hảo Hớn, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ký kết hợp tác với Đại…

10 - T.4 2025

Trường Đại học Mở TP.HCM tổ chức Lễ trao Chứng chỉ Sau đại học chương trình liên kết đào tạo Việt – Bỉ 

Sáng ngày 6/04/2025, tại Hội trường 602, cơ sở 97 Võ Văn Tần, Quận 3, Trường Đại học Mở TP.HCM và Trường Kinh Tế và Quản Lý Solvay Brussels Việt…

09 - T.4 2025

Hội thảo “Stretch Your Horizons” – Xây dựng sự tự tin khi nói Tiếng Anh

Sáng ngày 03/4/2025, tại Hội trường 602, cơ sở 97 Võ Văn Tần, Quận 3, Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Mở TP.HCM tổ chức Hội thảo “Stretch Your Horizons”…

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh và Trường Cao học Ngoại ngữ Seoul (SUFS)

04 - T.4 2025

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh và Trường Cao học Ngoại ngữ Seoul (SUFS)

Sáng ngày 03/04/2025, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) với Trường Cao học Ngoại ngữ Seoul (SUFS) tại…

15 - T.3 2025

Lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Daegu Cyber (Hàn Quốc)

Sáng ngày 14/03/2025, tại cơ sở 35-37 Hồ Hảo Hớn, Quận 1, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh vinh dự đón tiếp đại diện từ Trường Đại học…

28 - T.2 2025

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ký kết hợp tác với Trường Đại học DongA (Hàn Quốc) 

Sáng ngày 27/02/2025, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ký kết hợp tác với Trường Đại học DongA (Hàn Quốc) tại cơ sở 35-37 Hồ Hảo Hớn,…