Phát triển bền vững
Mục tiêu phát triển bền vững 17. Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững
Mục tiêu phát triển bền vững số 17 – Quan hệ đối tác vì các mục tiêu được xem là chìa khóa quan trọng để giải quyết những thách thức toàn cầu và định hình một tương lai bền vững cho tất cả mọi người.
Để hoàn thành 16 mục tiêu phát triển bền vững chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy, Liên Hợp Quốc đã chọn Mục tiêu cuối cùng là yêu cầu về sự tham gia và hợp tác giữa các quốc gia.
Các chỉ tiêu của SDG 17
- Các quốc gia phát triển thực hiện đầy đủ các cam kết hỗ trợ phát triển chính thức của mình, cam kết đạt được mục tiêu tỷ lệ ODA/GNI là 0,7% cho các nước đang phát triển và ODA/GNI là 0,15 đến 0,20% cho các nước đang phát triển. Các nhà cung cấp viện trợ ODA được khuyến khích xem xét đặt mục tiêu cung cấp ít nhất 0,20% ODA/GNI cho các nước kém phát triển. Trong đó, ODA (Official Development Assistance) là nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cho các nước đang phát triển. GNI là chỉ số thể hiện tổng thu nhập của một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định (Thông thường là 1 năm).
- Đẩy mạnh hợp tác Bắc – Nam, Nam – Nam, hợp tác khu vực tam giác và hợp tác quốc tế. Tiếp cận khoa học, công nghệ và đổi mới, tăng cường chia sẻ kiến thức về các điều khoản đã thỏa thuận.
- Tăng cường hỗ trợ quốc tế để thực hiện xây dựng năng lực có hiệu quả và có mục tiêu ở các nước đang phát triển.
- Thúc đẩy một hệ thống thương mại đa phương công bằng, toàn cầu, dựa trên các luật lệ, mở, không phân biệt đối xử của Tổ chức thương mại Thế giới. Bao gồm thông qua kết luận của các vòng đàm phán của chương trình nghị sự phát triển Doha của WTO.
- Tôn trọng không gian chính sách và sự lãnh đạo của mỗi quốc gia để thiết lập và thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
- Khuyến khích và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác công hiệu quả, quan hệ đối tác công – tư và xã hội dân sự, xây dựng trên kinh nghiệm và nguồn lực quan hệ đối tác chiến lược.
- Đến năm 2030, dựa trên những sáng kiến hiện có để xây dựng và phát triển các phép đo của sự tiến bộ về phát triển bền vững nhằm bổ sung cho phép đo tổng sản phẩm trong nước (GDP), và hỗ trợ xây dựng năng lực thống kê trong các nước đang phát triển.
Để đạt được sự phát triển cân bằng về kinh tế, xã hội và môi trường, chúng ta cần hợp tác để thực hiện hóa các mục tiêu đã đề ra. Vì đây không chỉ là nhiệm vụ của một người mà là của tất cả mọi người, nhằm hướng đến một tầm nhìn phát triển chung, hướng đến hòa bình và thịnh vượng cho con người và hành tinh của chúng ta trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Báo cáo về Mục tiêu Phát triển bền vững 17 của Việt Nam năm 2023
Theo rà soát quốc gia tự nguyện thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (VNR) năm 2023 của Việt Nam
- Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do và đang triển khai thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan tại 14 Hiệp định thương mại tự do. Tính chung giai đoạn 2015 – 2022, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng bình quân 12,1%/năm, đạt mục tiêu đặt ra.
- Việt Nam đã mở rộng mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thúc đẩy ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới kể từ sau năm 2018.
- Việt Nam tích cực xây dựng, đóng góp sáng kiến trong các cơ chế khu vực và toàn cầu như ASEAN, WTO, WB, IMF, APEC, ASEM, WEF, OECD, P4G; các diễn đàn/cơ chế trong hệ thống LHQ, tiểu RÀ SOÁT QUỐC GIA TỰ NGUYỆN THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (VNR) NĂM 2023 CỦA VIỆT NAM vùng Mê Kông…
- Lồng ghép, tranh thủ sự ủng hộ, tăng cường hợp tác với các nước trong những vấn đề Việt Nam có lợi ích, phục vụ thực hiện SDGs, đầu tư, thương mại, khoa học công nghệ, ứng phó với BĐKH. Mặc dù nguồn vốn ODA đang trong xu thế giảm dần kể từ khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình, song đây vẫn là nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Số vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết có sự sụt giảm so với giai đoạn vừa qua là kết quả của việc lựa chọn kỹ lưỡng các dự án hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu quản lý tài chính ngân sách được Quốc hội thông qua. Đây cũng là xu hướng tất yếu của các nước đang “tốt nghiệp” nguồn vốn ODA như Việt Nam.
Hồng Lam tổng hợp