Bảo vệ môi trường

Hành động vì 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (17 SDGs)

Mục tiêu phát triển bền vững (Tên tiếng Anh: Sustainable Development Goals – SDGs), là Mục tiêu toàn cầu được thiết kế nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia tiến trình chấm dứt đói nghèo, bảo vệ môi trường – khí hậu Trái Đất và đảm bảo rằng tất cả mọi người ở khắp mọi nơi được hưởng hòa bình, thịnh vượng. Đây cũng chính là lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc (LHQ) đến Việt Nam nói riêng và các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc nói chung.

17 mục tiêu phát triển bền vững – Ảnh: Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh

Mục tiêu phát triển bền vững bao gồm 17 mục tiêu được chia thành 4 khu vực quan trọng, nhằm giải quyết những thách thức to lớn mà con người đang phải đối mặt về ô nhiễm môi trường, đói nghèo, khủng hoảng tài chính – kinh tế, năng lượng, lương thực, hòa bình và hợp tác… hướng đến một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người vào năm 2030.

Mục tiêu 1. Xóa nghèo – No Poverty

Mục tiêu then chốt của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững là chấm dứt và xóa bỏ mọi hình thức nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi vào năm 2023. Đặc biệt là những người có mức sống dưới 30,325 VND (tức 1.25 USD) một ngày và những người dễ bị tổn thương, nam giới, phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi đang sống nghèo khổ ở tất cả các cấp độ theo định nghĩa quốc gia. Để đạt được mục tiêu Xóa nghèo, cần phải triển khai các biện pháp bảo trợ xã hội thích hợp, thiết lập những khung chính sách đầu tư trong các hoạt động xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, thông qua tăng cường hợp tác phát triển, để có thể đưa ra các biện pháp thỏa đáng để thực thi các chính sách và chương trình xóa nghèo ở mọi khía cạnh.

Mục tiêu 2. Không còn nạn đói – Zero Hunger

Mục tiêu đến năm 2030, không còn nạn đói, chấm dứt nạn đói và mọi hình thức suy dinh dưỡng. Đảm bảo tất cả mọi người – đặc biệt là người nghèo, những người dễ bị tổn thương, trẻ sơ sinh được tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn quanh năm. Để đạt được mục tiêu đó, cần đảm bảo hệ thống sản xuất lương thực bền vững và vững chắc, có khả năng phục hồi để tăng năng suất và sản lượng. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tăng cường đầu tư ở các lĩnh vực quan trọng (cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, nghiên cứu nông nghiệp và các dịch vụ khuyến nông, phát triển công nghệ và ngân hàng gen cây trồng, vật nuôi) để gia tăng năng lực sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển và đặc biệt là những nước kém phát triển.

Mục tiêu 3. Sức khỏe và có cuộc sống tốt – Good Health And Well-Being

Theo Hiệp định Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, Mục tiêu 3 nhấn mạnh đến năm 2030, toàn cầu được cải thiện sức khỏe và tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Trong quá khứ và hiện tại, con người đang phải đối mặt với những thách thức như đại dịch HIV/AIDS, bệnh lao phổi, sốt rét, các bệnh nhiệt đới, bệnh viêm gan, bệnh truyền nhiễm và các bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm; Tỷ lệ tử vong của người mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi hay tỷ lệ tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm thông qua phòng ngừa, điều trị… Vì vậy, việc đạt được mục tiêu 3 không chỉ giúp giảm tỷ lệ tử vong cho con người, đảm bảo mọi người tiếp cận các dịch vụ y tế hiệu quả mà còn góp phần tăng cường sức khỏe toàn cầu và xây dựng một tương lai hạnh phúc, bền vững.

Mục tiêu 4. Giáo dục có chất lượng – Quality Education

Để giải quyết những thách thức như tỷ lệ mất học, thôi học, chênh lệch về giới trong giáo dục và thiếu cơ hội học tập cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, nhất là nhóm người dễ bị tổn thương, người khuyết tật… Hiệp định Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đã đặt ra mục tiêu 4 với những nội dung cụ thể, đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Mục tiêu đến năm 2030, đảm bảo rằng tất cả trẻ em gái và trẻ em trai hoàn thành giáo dục tiểu học và trung học cơ sở miễn phí, công bằng và có chất lượng để đạt được kết quả học tập hiệu quả và phù hợp. Xóa bỏ sự chênh lệch về giới trong giáo dục và tạo sự tiếp cận công bằng giáo dục chất lượng, tăng cường kỹ năng cần thiết bao gồm cả tay nghề kỹ thuật và dạy nghề để tham gia lực lượng lao động, kinh doanh và có việc làm phù hợp… Mở rộng cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Mục tiêu 5. Bình đẳng giới – Gender Equality

Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái là nội dung của Mục tiêu 5 trong Hiệp định Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu 5 cụ thể hóa cam kết về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở mọi nơi. Chấm dứt mọi hình thức bạo lực, quấy rối, bao gồm buôn bán người, bóc lột tình dục và các hình thức bóc lột khác đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở nơi công cộng và khu vực tư nhân. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho nữ giới và nam giới. Thúc đẩy sự tham gia đầy đủ, bình đẳng và hiệu quả của phụ nữ trong vai trò ra các quyết định trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Thông qua các nỗ lực và tăng cường các chính sách hợp lý và pháp luật có hiệu lực thi hành để thúc đẩy bình đẳng giới…

Mục tiêu 6. Nước sạch và vệ sinh – Clean Water & Sanitation

Mục tiêu 6 hướng đến việc đảm bảo tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận nước sạch và các dịch vụ vệ sinh cơ bản. Để đạt được mục tiêu này, cần tập trung vào việc cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu tình trạng thiếu nước và nước ô nhiễm do hóa chất, vật liệu độc hại, nước thải chưa qua xử lý thải ra môi trường. Đảm bảo cung cấp dịch vụ nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người, đặc biệt là ở các khu vực có điều kiện kém. Ngoài ra, mục tiêu 6 còn nhất mạnh vào việc bảo vệ và khôi phục nguồn nước tự nhiên, bảo vệ hệ sinh thái liên quan đến nước. Thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên. Mở rộng hợp tác quốc tế và hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển trong các hoạt động và chương trình liên quan đến nước và vệ sinh môi trường, bao gồm khai thác nước từ thiên nhiên, khử muối, sử dụng nước hiệu quả, xử lý nước thải, các công nghệ tái chế và tái sử dụng nước.

Mục tiêu 7. Năng lượng sạch với giá thành hợp lý – Affordable and clean energy

Mục tiêu thứ 7 là Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người. Mục tiêu hướng tới việc giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng không sạch và không bền vững bằng cách thúc đẩy sự sử dụng năng lượng tái tạo, hiệu quả và sạch sẽ. Mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới kỹ thuật số và công nghiệp năng lượng sạch, để từ đó xây dựng một hệ thống năng lượng toàn cầu bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế, giáo dục, giao thông vận tải… và đời sống con người.

Mục tiêu đến năm 2030, các quốc gia cần đảm bảo tiếp cận phổ cập các dịch vụ năng lượng hiện đại, đáng tin cậy và giá cả phải chăng, tăng đáng kể tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng toàn cầu. cam kết mở rộng việc tiếp cận năng lượng cho các khu vực nông thôn và cộng đồng có điều kiện kém, nhằm tạo ra cơ hội phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận với nghiên cứu và công nghệ năng lượng sạch, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp các dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả các nước.

Mục tiêu 8. Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế – Decent work and economic growth

Mục tiêu 8 hướng Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người. Đây không chỉ là một trụ cột quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp mà còn liên quan mật thiết đến sự phát triển bền vững của xã hội và kinh tế toàn cầu. Cụ thể, mục tiêu 8 yêu cầu duy trì tăng trưởng kinh phù hợp với tình hình tài chính quốc gia, đặc biệt mức tăng trưởng GDP phải ít nhất 7% /năm đối với những nước kém phát triển. Đạt được hiệu suất kinh tế ở các mức độ cao hơn thông qua đa dạng hóa, cải tiến và đổi mới công nghệ, bao gồm cả việc tập trung vào các khu vực giá trị gia tăng cao và cần nhiều lao động. Thúc đẩy các chính sách định hướng phát triển để hỗ trợ các hoạt động sản xuất, tạo việc làm tốt, kinh doanh, sáng tạo và đổi mới, và khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua cả việc tiếp cận các dịch vụ tài chính.

Mục tiêu 9. Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng – Industry, innovation and infrastructure

Theo Hiệp định Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, Mục tiêu 9 hướng đến Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

Mục tiêu 9 cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, linh hoạt và bền vững, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và các quốc gia đang phát triển. Đến năm 2030, nâng cấp cơ sở hạ tầng và gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, công nghệ sạch và thân thiện với môi trường cùng với quá trình công nghiệp hóa để phát triển bền vững. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, cải tiến khả năng công nghệ của các khu vực công nghiệp ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, và đến năm 2030, khuyến khích đổi mới và tăng đáng kể tỷ lệ lao động (trong 1 triệu người) tham gia. Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật cho các quốc gia và gia tăng sự hội nhập của các doanh nghiệp này trong chuỗi giá trị và thị trường.

Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng – Reduced inequalities

Mục tiêu 10 hướng đến năm 2030, giảm bất bình đẳng trong xã hội, từng bước đạt được và duy trì tăng trưởng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất với tốc độ cao hơn mức trung bình quốc gia. Thực hiện trao quyền và thúc đẩy hòa nhập xã hội, kinh tế và chính trị đến tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, khuyết tật, chủng tộc, sắc tộc, nguồn gốc, tôn giáo, kinh tế và các tình trạng khác. Đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm thiểu bất bình đẳng về kết quả, bao gồm bằng cách loại bỏ các luật, chính sách và thông lệ phân biệt đối xử và thúc đẩy luật pháp, chính sách và hành động phù hợp về vấn đề này. Đồng thời, thông qua các chính sách, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền lương và bảo trợ xã hội, và từng bước đạt được sự bình đẳng hơn.

Mục tiêu 11. Các thành phố và cộng đồng bền vững – Sustainable cities and communities

Mục tiêu 11 nhấn mạnh vai trò quan trọng của phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng trong Phát triển bền vững đất nước. Đến năm 2030, các thành phố và khu định cư của con người trở nên toàn diện, an toàn, kiên cường và bền vững. Đảm bảo cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương, phụ nữ, trẻ em, những người khuyết tật và những người lớn tuổi được tiếp cận dịch vụ nhà ở và các dịch vụ cơ bản đầy đủ, an toàn với giá cả hợp lý; cung cấp khả năng tiếp cận hệ thống giao thông an toàn, dễ tiếp cận và bền vững. Đồng thời, nỗ lực bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Giảm tác động tiêu cực đến môi trường tính theo đầu người của các thành phố. Tăng cường sự sẵn sàng và khả năng phục hồi của các thành phố trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Mục tiêu 12. Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm – Responsible consumption and production

Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững là nội dung mục tiêu 12 của Hiệp định Phát triển bền vững (của LHQ) hướng đến. Thực hiện khung chương trình 10 năm về tiêu dùng và sản xuất bền vững, tất cả các quốc gia cùng hành động với sự lãnh đạo của các nước phát triển, có tính đến sự phát triển và khả năng của các nước đang phát triển. Đến năm 2030, đạt được quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Giảm một nửa tỷ chất thải thực phẩm bình quân đầu người trên toàn cầu ở cả cấp bán lẻ và tiêu dùng. Đồng thời, giảm hao hụt thực phẩm trong chuỗi sản xuất và cung ứng, đạt được sự quản lý lành mạnh về mặt môi trường đối với hóa chất và tất cả chất thải. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu 12, cần phải hỗ trợ các nước đang phát triển tăng cường năng lực khoa học và kỹ thuật của mình để thực hiện các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững hơn. Xây dựng và thực hiện các công cụ để giám sát các tác động của phát triển bền vững đối với du lịch bền vững, tạo thêm nhiều việc làm và thúc đẩy văn hóa và các sản phẩm địa phương.

Mục tiêu 13. Hành động về khí hậu – Climate action

Mục tiêu 13 đặt ra những cam kết quan trọng về Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với môi trường và con người. 

Bằng cách tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng với các hiểm họa liên quan đến khí hậu và thiên tai ở tất cả các quốc gia. Tích hợp các biện pháp biến đổi khí hậu vào các chính sách quốc gia, chiến lược và quy hoạch. Cải thiện giáo dục, nâng cao nhận thức và khả năng của con người và các thể chế về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng, giảm nhẹ tác động và cảnh báo sớm. Thực hiện cam kết trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã được đồng ý bởi các bên tham gia là các nước phát triển. Ngoài ra, cần tích cực thúc đẩy các cơ chế để nâng cao năng lực quản lý và quy hoạch thay đổi liên quan đến khí hậu hiệu quả ở các nước đang phát triển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển, bao gồm việc tập trung vào phụ nữ, người trẻ tuổi và các cộng đồng địa phương và những người dễ bị tổn thương.

Mục tiêu 14. Tài nguyên và môi trường biển – Life below water

Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu

Dùng mà hoang phí, bao nhiêu cũng không còn.

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên biển quá mức khiến cho chúng ta đang đối mặt nhiều thách thức như: Sự suy giảm các nguồn thủy sản, khoáng sản, giảm sự đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường… Để giải quyết vấn đề trên, mục tiêu Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững là cấp thiết và quan trọng cần các quốc gia hành động. Đây cũng chính là nội dung của mục tiêu 14 trong Hiệp định Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Cụ thể, mục tiêu 14 nhấn mạnh đến năm 2025, ngăn chặn và giảm đáng kể các loại ô nhiễm biển, đặc biệt là do các hoạt động trên đất liền, bao gồm rác thải biển và ô nhiễm chất dinh dưỡng. Đến năm 2030, tăng lợi ích kinh tế cho các Quốc đảo nhỏ đang phát triển và các quốc gia kém phát triển nhất từ ​​việc sử dụng bền vững tài nguyên biển, bao gồm thông qua quản lý bền vững nghề cá, nuôi trồng thủy sản và du lịch. Nâng cao kiến ​​thức khoa học, phát triển năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ biển, cung cấp khả năng tiếp cận thị trường và tài nguyên biển. Tăng cường bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương và tài nguyên của chúng. 

Mục tiêu 15. Tài nguyên và môi trường trên đất liền – Life on land

Mục tiêu 15 hướng đến Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.

Đến năm 2030, thực hiện hành động khẩn cấp và quan trọng để giảm thiểu sự xuống cấp của môi trường sống tự nhiên, bao gồm chống sa mạc hóa, phục hồi các vùng đất và đất bị thoái hóa… Bảo tồn được hệ sinh thái núi và bao gồm cả sự đa dạng sinh học và ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài bị đe dọa. Khuyến khích chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng các nguồn gen, chấm dứt nạn săn trộm và buôn bán các loài động thực vật được bảo vệ. Huy động các nguồn lực đáng kể từ tất cả các nguồn và ở tất cả các cấp để tài trợ cho quản lý rừng bền vững, tăng cường hỗ trợ toàn cầu cho các nỗ lực chống săn trộm và buôn bán các loài được bảo vệ.

Mục tiêu 16. Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ – Peace, justice and strong institutions

Mục tiêu Phát triển bền vững 16 – Ảnh: Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh

Mục tiêu 16 là thúc đẩy các xã hội hòa bình và hòa nhập, cung cấp khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và hòa nhập ở tất cả các cấp. Đẩy mạnh hợp tác khu vực tam giác và hợp tác quốc tế, đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu phát triển về mọi mặt. Tiếp cận khoa học, công nghệ và đổi mới. Thúc đẩy sự phát triển, phổ biến và truyền bá các công nghệ thân thiện với môi trường. 

Đến năm 2030, giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong liên quan ở mọi nơi, chấm dứt lạm dụng, bóc lột, buôn bán và mọi hình thức bạo lực và tra tấn trẻ em, thúc đẩy pháp quyền ở cấp quốc gia, quốc tế và đảm bảo quyền tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người. Song song đó, cung cấp danh tính hợp pháp cho tất cả mọi người, bao gồm cả đăng ký khai sinh. Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công chúng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản, phù hợp với luật pháp quốc gia và các thỏa thuận quốc tế. Thúc đẩy và thực thi các luật và chính sách không phân biệt đối xử vì sự phát triển bền vững.

Mục tiêu 17. Quan hệ đối tác vì các mục tiêu – Partnerships for the goals

Mục tiêu Phát triển bền vững 17 – Ảnh: Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh

Bằng cách tạo ra các đối tác và mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ, Mục tiêu 17 chủ trương xây dựng một cộng đồng quốc tế đoàn kết, nơi mà mọi người và tổ chức đều đóng góp vào việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Do đó, mục tiêu 17 – Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững được coi là chìa khóa quan trọng để giải quyết những thách thức toàn cầu và định hình một tương lai bền vững cho tất cả mọi người. Hợp tác để hiện thực hóa các mục tiêu trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực tài chính, công nghệ, xây dựng năng lực và thương mại. 

Phát triển bền vững đóng vai trò là lời nhắc nhở rằng không có gì là khả thi nếu thiếu vắng sự chia sẻ trách nhiệm và sự hợp tác. Nếu không chia sẻ trách nhiệm, chúng ta có nguy cơ bỏ lại vô số người phía sau. Chúng ta phải sát cánh cùng những người đã mất đi nhiều thứ – phụ nữ, thanh niên, người thu nhập thấp, nhân viên chăm sóc và không chính thức, người khuyết tật, người tị nạn, người xin tị nạn và dân di tản, cộng đồng người bị thiệt thòi, nếu chúng ta muốn đến đích. Việc đạt được Phát triển bền vững là một vấn đề của sự đoàn kết. 

Hòa nhịp cùng tinh thần phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030, Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh vẫn đang nỗ lực hết mình tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi. Bởi vì Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt và tất yếu trong quá trình phát triển đất nước. 

OU Green Plus tổng hợp

 

TIN LIÊN QUAN

ou-thanks-tri-an

11 - T.10 2024

Chương trình tri ân và gắn kết cộng đồng OU Thanks 2024 – Trường ĐH Mở TP. HCM

Chương trình tri ân và gắn kết cộng đồng OU Thanks là một trong những chương trình có điểm nhấn ấn tượng đã thu hút đông đảo sinh viên tham…

ou-thanks-tri-an

04 - T.10 2024

Sinh viên tri ân lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Quận 3, TP. HCM – OU THANKS 2024

Nhân dịp kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04/10/1961 – 04/10/2024) và 23 năm Ngày toàn…

23 - T.9 2024

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 – Trường ĐH Mở TP. HCM

Với mục tiêu lan tỏa lối sống xanh và thay đổi ý thức cộng đồng bằng các hành động thiết thực. Sáng ngày 22/09/2024, Câu lạc bộ OU Green Plus…

ou-thanks-2024

14 - T.9 2024

Từ bếp đến tim – Ngọt ngào lời tri ân qua từng chiếc bánh của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Đến mùa tri ân lần thứ tư – OU Thanks 2024, các thành viên Câu lạc bộ OU Green Plus cùng các bạn sinh viên quốc tế Lào và Myanmar…

may-xu-ly-vo-chai-nhua

30 - T.8 2024

Trường học ứng dụng máy thu gom nhựa thông minh, hướng đến bảo vệ môi trường

Là trường học luôn đi đầu trong các hoạt động gắn kết cộng đồng và bảo vệ môi trường, Trường đại học Mở Tp. HCM đã tiên phong lắp đặt…

chung-ket-tranh-bien

06 - T.8 2024

Chung kết Cuộc thi Tranh biện “Speak Out For Life” – Chỉ một sự sống 2024

Tối ngày 04/08 vừa qua, tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHM) đã diễn ra thành công vòng chung kết Cuộc thi tranh biện dành cho…

05 - T.8 2024

Lan tỏa yêu thương – Sinh viên Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh hiến gần 700 đơn vị máu

Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh luôn được biết đến không chỉ là một môi trường học thuật năng động mà còn là nơi ươm mầm những tấm…

03 - T.8 2024

Hơn 700 sinh viên tham gia chọn sống xanh tại ngày hội “OU Chọn Sống Xanh” trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh năm 2024

Sáng ngày 29/06/2024 tại cơ sở 97 Võ Văn Tần và ngày 30/7/2024 tại cơ sở học tập Nhơn Đức – Nhà Bè, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí…

02 - T.8 2024

Phân loại và tái sinh rác nhựa dễ dàng hơn tại Trường ĐH Mở TP.HCM

Ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu. Trong đó, ô nhiễm rác nhựa đang cực kỳ báo động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến…

tranh-bien-vi-moi-truong

01 - T.8 2024

Vòng Bán Kết Cuộc thi tranh biện “Speak Out For Life – Chỉ Một Sự Sống”

Cuộc thi tranh biện “Speak Out For Life” – Chỉ một sự sống do Câu lạc bộ OU Green Plus tổ chức từ ngày 5/6/2024 đã thu hút 56 thí sinh tham gia…