Bảo vệ môi trường

02 con đường hạt vi nhựa âm thầm xâm nhập cơ thể mỗi ngày – HCMCOU

Vi nhựa – Những mảnh nhựa siêu nhỏ với kích thước 5mm là một vấn đề môi trường nghiêm trọng. Vi nhựa không chỉ tồn tại trong nước, thức ăn hay không khí mà còn có thể xâm nhập vào máu, phổi, gan, thận và não người, gây ra những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Vậy vi nhựa là gì? Chúng xâm nhập vào cơ thể qua những con đường nào? Hãy cùng OU Green Plus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

vi-nhua

Hạt vi nhựa âm thầm xâm nhập cơ thể – Nguồn: Internet

Vi nhựa là gì?

Vi nhựa (microplastic) là những mảnh nhựa cực kỳ nhỏ có kích thước dưới 5mm, hay thậm chí nhỏ đến mức chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Chúng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, như từ sự phân rã của các sản phẩm nhựa lớn mà hằng ngày chúng ta sử dụng (túi ni-lông, chai nhựa…) và vứt bỏ ra môi trường. Hoặc bị rò rỉ trong quá trình sản xuất của nhiều ngành công nghiệp mỹ phẩm, sản xuất sợi tổng hợp, sơn.

Vi nhựa hiện diện ở khắp mọi nơi trong môi trường sống, từ sông ngòi, đại dương, đất đến không khí… và đáng lo ngại nhất, chúng có thể thầm lặng xâm nhập vào cơ thể.

Hai con đường chính vi nhựa xâm nhập vào cơ thể

  1. Con đường tiêu hóa – Thực phẩm và đồ uống

Hạt vi nhựa dễ dàng xâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua những gì chúng ta ăn và uống mỗi ngày. Theo như một nghiên cứu của Đại học Cornell (Hoa Kỳ) năm 2024, “Indonesia đứng đầu thế giới về lượng vi nhựa hấp thụ qua chế độ ăn uống với 15g mỗi tháng – hơn một thìa nhựa được tiêu thụ trên đầu người. Malaysia, với 12g mỗi tháng, đứng thứ hai, trong khi Việt Nam và Philippines chứng kiến mức tiêu thụ 11g mỗi người mỗi tháng”.

vi-nhua

Hạt vi nhựa xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày – Nguồn: Internet

Những sản, thực phẩm phổ biến chứa chất vi nhựa mà chúng ta sử dụng hằng ngày:

  • Hải sản: Cá, tôm, mực và đặc biệt là các loài nhuyễn thể như sò, hến, hàu (1 trong 3 loại hải sản có mức độ nhiễm hạt vi nhựa cao nhất), chúng dễ dàng nuốt phải vi nhựa trôi nổi trong đại đương.
  • Muối biển: Có đến 90% sản phẩm muối ăn được lấy mẫu từ nhiều nơi trên thế giới bị nhiễm hạt vi nhựa từ quá trình quá trình khai thác muối từ đại dương.
  • Nước đóng chai: Theo một nghiên cứu 3/2024, một lít nước có thể chứa tới 240.000 hạt nhựa, bao gồm cả nhựa nano từ bảy loại nhựa khác nhau.
  • Sản phẩm đóng gói từ nilon: Đây là nguồn sử dụng phổ biến nhưng ít được chú ý. Những túi nilon, hộp đựng bằng nhựa, màng bọc thực phẩm… đều có nguy cơ giải phóng các hạt vi nhựa nhỏ vào thực phẩm.
  • Vật dụng nhựa khác trong bếp kém chất lượng: Những lát cắt trên thớt nhựa, chiếc muỗng nhựa trong nồi canh nóng, hay xẻng nhựa khi xào nấu đều có thể giải phóng các mảnh vi nhựa nhỏ vào thức ăn.
  1. Con đường hô hấp – Không khí chúng ta hít thở

Ngoài việc “ăn uống” vi nhựa, chúng ta còn “hít thở” chúng mỗi ngày. Những hạt nhỏ này, đặc biệt là các hạt có kích thước dưới 10 micromet, có thể xâm nhập sâu vào hệ hô hấp, tích tụ trong phổi và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

vi-nhua

Vi nhựa bay lơ lửng trong bầu không khí – Nguồn: Internet

 Vi nhựa tồn tại trong không khí dưới dạng các hạt bụi li ti từ:

  • Sợi vải từ quần áo: Quần áo làm từ polyester hoặc các loại sợi tổng hợp thường thải ra vi nhựa nhỏ trong quá trình giặt hoặc sử dụng.
  • Bụi từ lốp xe và nhựa phân rã: Trong thành phố đông đúc, lốp xe bị mài mòn trên đường do ma sát là nguồn vi nhựa gây ô nhiễm đáng kể trong không khí. 
  • Các nhà máy xí nghiệp: Các công ty trên toàn thế giới tạo ra gần 460 triệu tấn nhựa mỗi năm. Trong đó có hai loại vi hạt nhựa: vi hạt nhựa chính và vi hạt nhựa thứ cấp. Vi hạt nhựa chính phục vụ mục đích cụ thể, chẳng hạn như sản xuất mỹ phẩm để tẩy tế bào chết. Vi hạt nhựa thứ cấp hình thành khi các mảnh vụn nhựa lớn hơn bị phân hủy.
  • Rác thải nhựa: Trong quá trình phân hủy rác thải, hạt vi nhựa sẽ bị phân tán vào không khí, đất, nguồn nước…
  • Không khí ô nhiễm trong nhà: Vi nhựa cũng có thể phát tán từ các sản phẩm nhựa xung quanh bạn, như thảm trải sàn, đồ chơi, hoặc nội thất nhựa.

Tác hại của hạt vi nhựa đối với sức khỏe con người

Hạt vi nhựa được ví như một “sát thủ vô hình” không chỉ bởi sự hiện diện khắp mọi nơi, mà còn bởi những nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe con người. Những hạt nhỏ li ti này không thể bị phân hủy hay đào thải một các dễ dàng, khiến chúng âm thâm tích tụ trong cơ thể nhiều năm, gây ra hàng loạt vấn đề cho sức khỏe.

vi-nhua

Vi nhựa xâm nhập vào não người – Nguồn: Internet

  • Gần đây nhất các nhà nghiên cứu đã phát hiện hạt vi nhựa trong não người, gây ảnh hưởng đến trí nhớ, suy giảm nhận thức.
  • Tích tụ trong cơ thể: Chúng tích tụ tại tại các cơ quan như ruột, máu dẫn đến viêm mãn tính, tắc nghẽn hệ tuần hoàn, ung thư máu… 
  • Rối loạn nội tiết và hệ sinh sản: Những chất độc BPA và phthalates gây rối loạn hormone, ảnh hưởng đến sinh sản cả nam và nữ. Tăng nguy cơ gây bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
  • Nguy cơ về hô hấp: Gây hen suyễn, viêm phổi…

Biện pháp ngăn chặn xâm nhập, tác động vi nhựa

Để giảm thiểu tác động của hạt vi nhựa, bạn có thể áp dụng những cách như sau:

  • Sử dụng đồ đựng bằng thủy tinh, inox khi mua đồ ăn, thức uống ngoài và tại nhà.
  • Tránh dùng sản phẩm nhựa một lần, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường.
  • Rửa sạch rau củ quả, bảo quản thực phẩm trong vật dụng an toàn, tránh dùng màng bọc nhựa.
  • Đun sôi nước khoảng 5 phút, để nguội và lọc bỏ cặn.
  • Giảm thiểu rác thải nhựa, tăng cường tái chế.
  • Mặc quần áo từ vải tự nhiên.
  • Mang khẩu trang chất lượng khi ra ngoài
  • Hạn chế mua thực phẩm đóng gói trong bao bì nhựa.

Theo dõi hành trình bảo vệ môi trường của OU Green Plus TẠI ĐÂY.

Gia Huy

TIN LIÊN QUAN

gio-trai-dat-2025

17 - T.3 2025

Giờ Trái Đất 2025: Hành Động Nhỏ Tạo Ra Sự Khác Biệt Lớn

“Giờ Trái Đất” là một sự kiện toàn cầu đầy ý nghĩa, được Tổ chức Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) khởi xướng và tổ chức hàng năm vào…

ou-sac-xanh

14 - T.3 2025

Sắc xanh OU – Khởi đầu hành trình xanh vì lớp học xanh tại Trường TH Trần Thị Ngọc Hân và Trường TH Bùi Thanh Khiết

Sắc xanh OU – Hành trình lan tỏa sắc xanh và xây dựng lớp học thân thiện môi trường là chuỗi hoạt động do Đoàn – Hội Trường Đại học…

vi-nhua

13 - T.2 2025

Hạt vi nhựa trong não người – Mối đe dọa cho sức khỏe và cách phòng tránh

Một nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tạp chí Nature Medicine vào ngày 3/2 đã khiến giới khoa học và công chúng lo ngại hơn bao giờ hết:…

dai-hoc-xanh

10 - T.2 2025

Kiến tạo phong cách sống Zero Plastic trong khuôn viên trường – HCMCOU

“Zero Plastic” là phong cách sống hướng đến số “KHÔNG” hoàn toàn, không tạo ra rác nhựa dùng một lần, tái chế và tái sử dụng nhựa đúng cách hướng…

dai-hoc-mo-tphcm

10 - T.2 2025

Đại học xanh – Mở rộng cơ hội cho người học nước ngoài tham gia bảo vệ môi trường

Từ đầu năm 2023, các hoạt động bảo vệ môi trường của Trường ĐH Mở TP. HCM đã được đẩy mạnh với sự tham gia tích cực của sinh viên…

14 - T.1 2025

Ấm áp Xuân tình nguyện Ấn xanh 2025 tại xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

Hòa chung tinh thần nhiệt huyết, cống hiến những giá trị ý nghĩa và nhân văn sâu sắc của thế hệ trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, câu lạc bộ…

roadshow-xe-dap

05 - T.1 2025

Sinh viên đạp xe tuyên truyền giảm thiểu ô nhiễm không khí ở TP. Hồ Chí Minh

Sáng ngày 05/01/2025, hơn 40 sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng đạp xe qua những tuyến đường trung tâm thành phố, lan tỏa…

cung-htv-hanh-dong-xanh-ou (1)

28 - T.12 2024

OU Hành động Xanh: Cùng HTV lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, chung tay vì một Việt Nam Xanh

Sáng ngày 27/12/2024, các thành viên câu lạc bộ Môi trường – OU Green Plus đã vinh dự đại diện Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tham…

quy-dinh-bvmt

25 - T.12 2024

Quy định và chính sách bảo vệ môi trường tại Trường Đại học Mở TP. HCM

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học tiên phong thực hiện định hướng phát triển giáo dục bền vững về môi…

ou-bvmt

29 - T.11 2024

Phát hiện loài nấm ăn rác thải nhựa – Giải pháp mới cho hệ sinh thái biển

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nhựa đang là vấn đề cấp bách toàn cầu gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và môi trường…