Giới thiệu

Phòng Thanh tra là một bộ phận tham mưu họat động thanh tra nội bộ của truờng giúp Hiệu trưởng phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý của truờng để kiến nghị các biện pháp khắc phục; thanh tra, giám sát, kiểm tra về công tác Đào tạo và quản lý Đào tạo, góp phần chấn chỉnh kỷ cương nề nếp trong quá trình Đào tạo.

Thanh tra là một chức năng cần thiết trong cơ cấu tổ chức để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Trường, của Ngành nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; ngăn ngừa và xử lý kịp thời những sai sót; góp phần điều chỉnh bổ sung các giải pháp quản lý chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường.

Thanh tra, giám sát, kiểm tra được tiến hành trên cơ sở pháp luật về thanh tra, Nghị định Chính phủ, quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và những quy định của Nhà trường. Công tác thanh tra Đào tạo phải đảm bảo tuân theo pháp luật, chính xác, trung thực, khách quan, công khai, kịp thời và dân chủ.

Nội dung quy định về tổ chức và hoạt động của Phòng Thanh tra được áp dụng cho các hệ và các bậc đào tạo.

Phòng Thanh tra là tổ chức thanh tra nội bộ, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Hiệu trưởng, đồng thời chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ công tác của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  1. Chức năng:

Phòng Thanh tra có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát (gọi chung là thanh tra) việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường.

  1. Nhiệm vụ:

Phòng Thanh tra thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 14/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/04/2006 và thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 56/QĐ-ĐHM ngày 28/01/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TP.HCM. Cụ thể là:

  1. a)  Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra năm học và tổ chức thực hiện.
  2. b) Thanh tra, kiểm tra việc kiện toàn tổ chức, triển khai thực hiện các cuộc vận động, nội dung thi đua giữa Ban chỉ đạo các cuộc vận động, xây dựng chương trình, kế hoạch của các đơn vị và đoàn thể.
  3. c) Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng hoàn thiện các văn bản tạo hành lang pháp lý cho tổ chức hoạt động của nhà trường, kiểm tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục trong nhà trường.
  4. d) Thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế làm việc và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo.
  5. e) Thanh tra việc thực hiện quy chế giảng dạy của giảng viên (giờ giấc lên lớp, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học). Kiểm tra chế độ làm việc của cán bộ- viên chức tại các đơn vị trong trường.
  6. f) Giám sát việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
  7. g) Giúp Hiệu trưởng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra nội bộ; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị vận dụng các quy định pháp luật về giáo dục.
  8. h) Giúp Hiệu trưởng thực hiện tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của trường theo quy định pháp luật.
  9. i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
  10. Quyền hạn:
  11. a)  Yêu cầu Khoa, Phòng, Ban, Trung tâm (gọi chung là đơn vị) cung cấp thông tin, tài liệu báo cáo, giải trình bằng văn bản các vấn đề liên quan để phục vụ cho công tác thanh tra.
  12. b)  Kiến nghị Hiệu trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra.
  13. c)  Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị.
  14. d)  Hướng dẫn, đôn đốc lãnh đạo đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
  15. e)  Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

 

NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THANH TRA

  1. Nguyên tắc hoạt động:
  2. a) Hoạt động của Phòng Thanh tra tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của trường và đơn vị có liên quan.
  3. b) Hoạt động của Phòng Thanh tra lấy việc phòng ngừa là chính, chủ động phát hiện và đề xuất xử lý đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật.
  4. Hình thức hoạt động của phòng thanh tra:
  5. a) Giám sát là hoạt động chủ yếu và thường xuyên của Phòng Thanh tra.
  6. b) Hoạt động kiểm tra được thực hiện theo chương trình, kế hoạch thanh tra năm học được Hiệu trưởng duyệt theo kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Việc kiểm tra do Phòng Thanh tra thực hiện. Khi thực hiện kiểm tra, người phụ trách kiểm tra có lập biên bản kiểm tra. Đối tượng (cá nhân, đơn vị) được kiểm tra phải ký tên vào biên bản.
  7. c) Hoạt động thanh tra đột xuất được tiến hành khi Phòng Thanh tra phát hiện cá nhân, đơn vị có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được Hiệu trưởng giao.

Tùy theo tính chất vụ việc nếu xét thấy cần thiết Phòng Thanh tra xin ý kiến Hiệu trưởng thành lập Đoàn Thanh tra để thẩm tra vụ việc có khiếu nại tố cáo nhằm phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại tố cáo nhanh chóng và chính xác.

Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

  • Xuất trình Quyết định thanh tra của Hiệu trưởng; yêu cầu lãnh đạo của đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu báo cáo, giải trình bằng văn bản những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
  • Lập biên bản và có kết luận vụ việc.
  • Báo cáo với Hiệu trưởng về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.