Hỏi đáp chung
-
Quy Định về Nghĩa vụ của Sinh viên
- 1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ Nhà trường
- 2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện, thực hiện tốt nếp sống văn minh
- 3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường, góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường
- 4. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường, chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống
- 5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe khi mới nhập học và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Nhà trường
- 6. Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định
- 7. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Nhà trường
- 8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước, khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định
- 9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên, cán bộ, giáo viên, kịp thời báo cáo với Khoa, phòng Thanh tra, phòng chức năng hoặc hiệu trường khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, giáo viên trong trường
- 10. Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác
-
Quy Định về Quyền của sinh viên
- 1. Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường
- 2. Được Nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của Nhà trường, được Nhà trường phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt nghiệp, rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên
- 3. Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm:
a) Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao
b) Được tham gia nghiên cứu khoa học, thí sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ
c) Được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nước
d) Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
e) Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trường, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài nhà trường theo quy định của pháp luật, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường
f) Được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định
- 4. Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước, được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước
- 5. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên
- 6. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ sơ sinh viên, các giấy tờ có liên quan khác và giải quyết các thủ tục hành chính
- 7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi, rèn luyện tốt và được hưởng các chính sách ưu tiên khác theo quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức
-
Quy Định về Đăng ký môn học trực tuyến
- 1. Sinh viên đăng ký môn học theo chương trình đào tạo ngành – khóa học đã được ban hành (tham khảo tại mục Chương trình đào tạo đăng tại Website của Khoa).Các môn học đăng ký phải đúng tên môn học và số tín chỉ quy định
- 2. Sinh viên phải đọc kỹ quy định đăng ký môn học, tư vấn với Cố vấn học tập trước khi quyết định đăng ký môn học trực tuyến
- 3. Sinh viên đăng ký tối đa 30 tín chỉ cho mỗi học kỳ
- 4. Sinh viên không được đăng ký môn học trùng thời khóa biểu.Các trường hợp cố ý đăng ký trùng thời khóa biểu (hệ thống đăng ký môn học có thông báo nhắc nhở) sẽ không được Phòng Quản lý Đào tạo giải quyết điều chỉnh
- 5. Sinh viên không được đăng ký những môn học chưa có kết quả thi
- 6. Sinh viên không được đăng ký môn học vào những lớp đã có đủ sĩ số
- 7. Sinh viên đăng ký học cải thiện (đã có điểm môn học đạt >5 hoặc =5 ) được lấy điểm cao nhất trong các lần thi
-
Quy Định về Thực tập cuối khóa, làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp
Vào học kỳ cuối khóa, sinh viên được hướng dẫn đăng ký thực tập cuối khóa: viết đồ án, khóa luận tốt nghiệp hoặc học thêm một số môn học chuyên môn được quy định theo chương trình đào tạo khóa – ngành như sau:
- 1. Thực tập cuối khóa:
Thực tập cuối khóa có số tín chỉ được quy định theo chương trình đào tạo khoa – ngành.Khoa, Ban phụ trách chuyên môn phân công giảng viên hướng dẫn và chấm, không phải bảo vệ trước Hội đồng
- 2. Viết đồ án, khóa luận tốt nghiệp:
– Điều kiện viết đồ án, khóa luận tốt nghiệp được quy định tùy theo mỗi chương trình đào tạo khóa – ngành
– Khoa, Ban phụ trách chuyên môn phân công giảng viên hướng dẫn.Sau khi hoàn thành đồ án, khóa luận tốt nghiệp sinh viên sẽ bảo vệ trước Hội đồng
– Sinh viên có điểm đồ án, khóa luận tốt nghiệp không đạt, phải đăng ký làm lại đồ án, khóa luận tốt nghiệp hoặc phải đăng ký học thêm các học phần chuyên môn để thay thế và tích lũy đủ số tín chỉ theo yếu cầu của chương trình đào tạo khóa – ngành
- 3. Học và thi một số môn học chuyên môn:
– Sinh viên không làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp phải đăng ký học thêm các môn học chuyên môn để tích lũy đủ số tín chỉ quy định của chương trình đào tạo khóa – ngành
– Môn học chuyên môn của mỗi chương trình đào tạo khoa 1- ngành do Khoa, Ban phụ trách chuyên môn quy định
-
Quy Định về Phúc tra và khiếu nại điểm
- 1. Đối với điểm thi giữa kỳ hay các điểm thi thành phần, sinh viên được khiếu nại trực tiếp với cán bộ giảng dạy khi công bố điểm trên lớp.Sinh viên sẽ không còn quyền khiếu nại sau khi bảng ghi điểm đã nộp về Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
- 2. Khi phát hiện có bất cứ sự khác biệt nào giữa bảng ghi điểm đã công bố và điểm được nhập, lưu trữ trong hệ thống quản lý học vụ, sinh viên có trách nhiệm thông báo và yêu cầu Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng kiểm tra lại các cột điểm tương ứng
- 3. Đối với điểm thi cuối kỳ, sinh viên làm đơn khiếu nại điểm nộp tại Phòng Thanh tra để được giải quyết theo quy định của nhà trường
-
Quy định về Bị buộc thôi học – Tạm dừng học
Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học – buộc tạm dừng học nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
- 1. Trường hợp bị buộc thôi học
a. Đã hết thời gian đào tạo, kể cả thời gian kéo dài học tập theo quy định của nhà trường nhưng chưa đủ điều kiện để tốt nghiệp và nhận bằng
b. Vi phạm kỷ luật đến mức phải buộc thôi học
- 2. Trường hợp bị buộc tạm dừng học
a. Tự ý bỏ học không lý do một học kỳ
b. Không hoàn thành nghĩa vụ học phí theo quy định của nhà trường
c. Vi phạm kỷ luật đến mức phải buộc tạm dừng học tập
Kết thúc thời gian bị buộc tạm dừng học tập, sinh viên phải làm thủ tục theo hướng dẫn của Phòng Quản lý đào tạo để tiếp tục học tập
Thời gian tạm dừng học tập được tính vào thời gian cho phép kéo dài tối đa của khóa học được quy định tại khoản 1, Điều 5 của Quy chế này
-
Quy Định về Học đồng thời hai chương trình
- 1. Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viến có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình đào tạo để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng
- 2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:
a. Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất
b. Thời hạn đăng ký: sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên, trước học kỳ cuối chính khóa của chương trình thứ nhất và sinh viên không thuộc diện xếp loại học lực yếu
c. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên họ cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất
d. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được xem xét bảo lưu điểm của những môn học có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất
- 3. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, sau khi đủ điều kiện tốt nghiệp chương trình thứ nhất
- 4. Sinh viên làm thủ tục đăng ký học hai chương trình theo hướng dẫn và trong thời gian quy định của phòng Quản lý đào tạo
-
Quy Định về Tư Vấn Việc Làm
- – Nhà trường thường xuyên tiếp nhận thông tin, tuyển dụng của các doanh nghiệp và giới thiệu cho người học tham gia ứng tuyển
- – Trung tâm hướng nghiệp và tư vấn việc làm tư vấn về hồ sơ xin việc, kỹ năng cần thiết cho người học trước khi đi làm
- – Ngày hội nghề nghiệp được tổ chức thường niên để các Nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên, tư vấn nghề nghiệp cho người đi học
- – Nhà trường tiếp nhận thông tin tuyển dụng và đăng lên website, bản tin, màn hình LCD ở các cơ sở học
- – Sinh viên truy cập thông tin và ứng tuyển với nhà tuyển dụng
- – Cần tư vấn thì liên hệ Trung tâm Hướng nghiệp và tư vấn việc làm
- – Sinh viên có thể tham khảo văn bản tại website
-
Quy Định về Miễn, Giảm học phí
- – Sinh viên thuộc các đối tượng chế độ chính sách được miễn, giảm học phí 100% học phí và 50% học phí theo Nghị định 49CP, 74CP và Tông tư liên tịch 20
- – Nhà trường sẽ hỗ trợ toàn bộ phần chênh lệch học phí giữa mức học phí của Trường so với mức học phí được miễn, giảm theo quy định của nhà nước đối với các sinh viên thuộc đối tượng miễn giảm học phí kể từ khóa tuyển sinh 2015 trở đi
- – Sinh viên phải nộp hồ sơ theo hướng dẫn vào đầu khóa học (riêng đối với các đối tượng sinh viên thuộc dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và đối tượng tàn tật, khuyết tật thuộc hộ nghèo sinh viên phải nộp bổ sung hồ sơ xác -nhận hộ nghèo vào tháng 01 hằng năm)
- – Sinh viên có thể tham khảo văn bản tại website
-
Quy Định về Học Bổng
Trong năm học 2015-2016 Khóa 2015 sẽ có 520 suất học bổng gồm: học bổng Tài năng, học bổng Khuyến khích học tập và học bổng Vượt khó học tập.Trong đó:
- – 20 Suất học bổng Tài năng: Sinh viên nộp đơn xét cấp học bổng và các giấy chứng nhận có liên quan.
- – 300 Suất học bổng Khuyến khích học tập: Sinh viên có thông báo của nhà trường và phải nộp học bạ trong thời gian quy định
- – 200 Suất học bổng Vượt khó học tập: Sinh viên thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn… phải làm đơn kèm theo các hồ sơ liên quan, nộp trong thời gian quy định để được xét
- – Sinh viên có thể tham khảo văn bản tại website