CHUYÊN TRANG THÔNG TIN TỪ PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN

CÁC QUY CHẾ QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

line-clipart-page-break-7

Quy định Sử dụng hệ thống thư điện tử và các dịch vụ trực tuyến kèm theo thư điện tử trong hoạt động học tập đối với người học tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

 (Ban hành kèm theo Quyết định số  1461/QĐ-ĐHM, ngày 3 tháng 7 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

Các hành vi nghiêm cấm

  1. Các hành vi theo quy định của pháp luật và các quy định có liên quan khác của Nhà nước.
  2. Lưu chuyển trên hệ thống thư điện tử các văn bản, tài liệu có tính mật theo quy định của pháp luật.
  3. Phát tán thư rác, virus và các hành động làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
  4. Sử dụng hộp thư điện tử gửi thư với mục đích tuyên truyền, quảng bá kinh doanh, hay sử dụng với mục đích thương mại hóa.
  5. Phát tán, chuyển tiếp thư có nội dung đồi trụy, chống phá Nhà nước, kích động bạo lực và chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo và các đơn thư khiếu nại, tố cáo, bôi xấu nhà trường, gây chia rẽ nội bộ.

Tên miền của hộp thư điện tử

Mỗi người học thuộc Trường được cấp một hộp thư điện tử dùng trong giao dịch văn bản điện tử và sử dụng các dịch vụ trực tuyến đính kèm với tên miền cụ thể:

  • Đối với người học đang theo học hệ chính quy bậc cao học, đại học là ou.edu.vn
  • Đối với người học đang theo học hệ không chính quy hình thức đào tạo từ xa và vừa làm vừa học là oude.edu.vn

Quy tắc nhận hoặc gửi thư điện tử

  1. Quy định nhận thư điện tử:

Tất cả người học khi nhận được thư điện tử của Trường trực tiếp gửi đích danh nhằm giải quyết việc cá nhân của người học với nhà trường, người học phải nhanh chóng trả lời.

  1. Quy định gửi thư điện tử:
    • Khi gửi, nội dung thư điện tử cần nêu rõ thông tin cá nhân (bao gồm: họ và tên, lớp, khoa …) để Trường hỗ trợ tốt hơn; Tránh dùng các từ ngữ mơ hồ, khó hiểu, phải thể hiện chính xác nội dung.
    • Tất cả người học không gửi tài liệu và các thông tin nội bộ của Trường cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của Trường.

Quy trình khởi tạo, cấp lại, quản lý và thu hồi hộp thư điện tử các dịch vụ trực tuyến đính kèm

  1. Khởi tạo hộp thư điện tử:
    • Khi người học vào nhập học tại Trường sẽ được cấp hộp thư điện tử theo quy ước của nhà trường.
    • Trung tâm Quản lý hệ thống thông tin chỉ xử lý việc cấp mới khi có văn bản yêu cầu từ các đơn vị có liên quan.
  2. Cấp lại thư điện tử:

Khi phát sinh sự cố về việc đăng nhập, khi mất quyền truy cập, người học trong Trường phải thông báo ngay cho Trung tâm Quản lý hệ thống thông tin biết để hỗ trợ, xử lý, giải quyết kịp thời.

  1. Quản lý, thu hồi hộp thư điện tử và các dịch vụ trực tuyến đính kèm

Khi một trong các trường hợp sau đây xảy ra, hộp thư điện tử và dịch vụ trực tuyến đính kèm của người học sẽ bị thu hồi:

  • Hộp thư điện tử và dịch vụ trực tuyến đính kèm của người học sẽ bị thu hồi sau khi hoàn tất khóa học theo quy định của Trường.
  • Người học sử dụng hộp thư điện tử hoặc các dịch vụ trực tuyến đính kèm chứa các thông tin có nội dung tại điều 3 chương I của quy định này.
  • Khi người học sử dụng thư điện tử và các dịch vụ trực tuyến đính kèm để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đã cấu thành bằng chứng; Trường và các đơn vị chức năng được quyền can thiệp trực tiếp vào hệ thống thư điện tử và các dịch vụ trực tuyến đính kèm đang cung cấp cho người học để phục vụ công tác thực thi pháp luật.

Sử dụng hộp thư điện tử và các dịch vụ trực tuyến đính kèm

Người học sử dụng hộp thư điện tử và các dịch vụ trực tuyến đính kèm để gửi và lưu trữ các loại hình văn bản như sau:

  1. Các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến ngành giáo dục.
  2. Các văn bản hành chính do các đơn vị ngoài trường ban hành liên quan đến hoạt động của Trường.
  3. Các văn bản do Trường, các đơn vị ban hành, bao gồm: Quyết định, thông báo, công văn, kế hoạch, chương trình, hướng dẫn chuyên môn, các tài liệu phục vụ công tác học tập và rèn luyện của người học.
  4. Không áp dụng hình thức giao dịch văn bản điện tử đối với các văn bản ngoài mục đích học tập và rèn luyện.

Trách nhiệm của người học trong việc sử dụng hộp thư điện tử và các dịch vụ trực tuyến đính kèm

  1. Trường cung cấp hộp thư điện tử và các dịch vụ trực tuyến đính kèm cho người học nhằm mục đích hỗ trợ cho việc quản lý, học tập và trao đổi thông tin của người học. Khi liên hệ hoặc trao đổi trong việc học tập và rèn luyện với các đơn vị, viên chức trong Trường và các tổ chức, cá nhân bên ngoài người học phải dùng thư điện tử được cấp.
  2. Không thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 3 của quy định này.
  3. Không sử dụng thư điện tử cá nhân không phải do Trường cấp trong quá trình học tập tại Trường để trao đổi thông tin học tập, rèn luyện có liên quan đến Trường.
  4. Mỗi người học có trách nhiệm thực hiện kiểm tra hộp thư điện tử ít nhất 1 lần trong ngày
  5. Định kỳ xóa những thư điện tử đã cũ không còn giá trị để tiết kiệm dung lượng và tăng tốc độ truy xuất hệ thống.
  6. Không được đưa mật khẩu cho người khác sử dụng.
  7. Không truy nhập vào hộp thư điện tử của người khác.
  8. Người học phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trường về nội dung của những thư điện tử và các tài liệu được lưu trữ trong các dịch vụ trực tuyến đính kèm được gửi đi từ hộp thư của mình. Vì vậy, để tránh bị kẻ gian lợi dụng, người học cần bảo quản mật khẩu cẩn thận.
  9. Để tăng cường tính bảo mật, người học nên thường xuyên thay đổi mật khẩu.

Công tác an ninh, an toàn thông tin khi sử dụng thư điện tử

  1. Không cung cấp hoặc để lộ mật khẩu vào hệ thống thư điện tử cho người khác; để người khác sử dụng địa chỉ hộp thư điện tử của cá nhân mình.
  2. Tuân thủ các quy định của pháp luật, của Trường về an ninh, an toàn, bảo mật thông tin trong quá trình sử dụng.
  3. Không được cố tình phát tán thư, chuyển tiếp thư có nội dung đồi trụy, chống phá Nhà nước, Kích động bạo lực và chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo và các đơn thư khiếu nại, tố cáo, bôi xấu Trường, gây chia rẽ nội bộ.
  4. Người học không được sử dụng lưu trữ phim ảnh, âm nhạc và các phương tiện dưới mọi định dạng mà không liên quan đến việc học tập.

line-clipart-page-break-7Quy chế Công tác sinh viên đối với người học trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2710/QĐ-ĐHM, ngày  30  tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học  Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Quy chế này quy định về công tác sinh viên đối với người học trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy, bao gồm: Nhiệm vụ và quyền của sinh viên; khen thưởng và kỷ luật sinh viên; nội dung công tác sinh viên; hệ thống tổ chức, quản lý công tác sinh viên và tổ chức thực hiện.
  2. Quy chế này áp dụng đối với đối với người học trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy và các cá nhân, đơn vị có liên quan.

Nhiệm vụ của sinh viên

  1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của Trường.
  2. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của Trường; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống.
  3. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của Trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong trường học.
  4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy truyền thống của Trường.
  5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Trường.
  6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
  7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Trường.
  8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự Điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
  9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong Trường.
  10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.
  11. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của Trường.

Quyền của sinh viên

1. Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường.

2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của Trường; được phổ biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.

3. Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:

a) Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;

b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật;

c) Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước;

d) Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành;

e) Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với Mục tiêu đào tạo của Trường;

f) Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của Trường (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt,…)

g) Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

4. Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Nhà nước.

5. Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển Trường; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng Trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.

6. Được hỗ trợ giới thiệu nhà trọ theo quy định.

7. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, bảng điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.

Các hành vi sinh viên không được làm

Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Giáo dục được ban hành kèm theo văn bản Luật số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019, Điều 61 Luật Giáo dục đại học được ban hành kèm theo văn bản Luật số: 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và căn cứ quy phạm pháp luật khác có liên quan, cụ thể như sau:

  1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của Trường và người khác.
  2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.
  3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
  4. Hút thuốc; uống rượu, bia trong Trường.
  5. Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong Trường hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
  6. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.

Nội dung, hình thức khen thưởng

1. Khen thưởng thường xuyên, kịp thời đối với cá nhân và tập thể lớp sinh viên đạt thành tích xứng đáng để biểu dương, khen thưởng. Cụ thể:

a) Đoạt giải trong các cuộc thi Olympic các môn học, thi nghiên cứu khoa học, các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, học thuật, văn hóa, văn nghệ, thể thao;

b) Đóng góp có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, trong hoạt động thanh niên xung kích, sinh viên tình nguyện, giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động trong lớp, khoa, trong ký túc xá, hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao;

c) Có thành tích trong việc thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, dũng cảm cứu người bị nạn, chống tiêu cực, tham nhũng;

d) Các thành tích đặc biệt khác.

Nội dung, hình thức và mức khen thưởng thường xuyên do Hiệu trưởng quy định.

2. Thi đua, khen thưởng toàn diện, định kỳ đối với cá nhân và tập thể lớp sinh viên được tiến hành vào cuối năm học, khóa học. Cụ thể:

a) Đối với cá nhân:

– Danh hiệu cá nhân gồm 3 loại: Khá, Giỏi, Xuất sắc.

– Tiêu chuẩn xếp loại:

  • Đạt danh hiệu sinh viên Khá: xếp loại học tập và rèn luyện từ khá trở lên;
  • Đạt danh hiệu sinh viên Giỏi: xếp loại học tập từ giỏi trở lên và xếp loại rèn luyện từ tốt trở lên;
  • Đạt danh hiệu sinh viên Xuất sắc: kết quả học tập đạt từ 3,6 (thang Điểm 4) trở lên và xếp loại rèn luyện xuất sắc.

– Danh hiệu cá nhân được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên.

– Không xét khen thưởng đối với sinh viên bị kỷ luật hoặc có điểm kết thúc học phần trong năm học đó dưới mức trung bình.

b) Đối với tập thể lớp sinh viên:

– Danh hiệu tập thể lớp sinh viên gồm 2 loại: Lớp sinh viên Tiên tiến và Lớp sinh viên Xuất sắc.

– Hình thức khen thưởng đối với tập thể sinh viên:

  • Giấy khen của Hiệu trưởng.
  • Các hình thức khác của cấp trên theo quy định của pháp luật.

– Tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua đối với tập thể

  • Đạt danh hiệu tập thể tiên tiến nếu đạt các tiêu chuẩn sau: Có từ 25% học sinh, sinh viên đạt danh hiệu sinh viên khá trở lên; có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên giỏi trở lên; không có cá nhân xếp loại học tập kém hoặc rèn luyện kém, bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên; tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức nhiều hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua của Trường

Đạt danh hiệu tập thể xuất sắc nếu đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu lớp sinh viên tiên tiến và có từ 10% sinh viên đạt danh hiệu sinh viên giỏi trở lên, có cá nhân đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc.

Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm

1. Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;

b) Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

c) Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Hiệu trưởng căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

d) Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến Trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

2. Các hình thức kỷ luật của sinh viên phải được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên và thông báo cho sinh viên.

3. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, Trường phải gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.

4. Trong thời gian sinh viên bị kỷ luật ở mức khiển trách, cảnh cáo không được hưởng các quyền của sinh viên được nêu tại điểm b, d khoản 3 và khoản 4 thuộc điều 5 của Quy chế này.

5. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ lục kèm theo Quy chế này.

Ph lc

MỘT SỐ NỘI DUNG VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT SINH VIÊN
(Kèm theo Quyết định số 2710/QĐ-ĐHM, ngày 30 tháng 12 năm 2021 của

 Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

TT
Nội dung vi phạm
Số lần vi phạm và
hình thức xử lý
(Số lần tính trong cả khoá học)
Ghi chú
Khiển trách
Cảnh cáo
Đình chỉ học tập 1 năm học
Buộc thôi học
1 2 3 4 5 6

7

1. Đến muộn giờ học, giờ thực tập; nghỉ học không phép hoặc quá phép Bị trừ điểm rèn luyện từ 1-10 điểm tùy giảng viên đề nghị.
2. Mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, giờ thực tập và tự học Bị trừ điểm rèn luyện từ 1-10 điểm tùy giảng viên đề nghị.
3. Vô lễ với thầy, cô giáo và CBVC Trường Tuỳ theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học
4. Học thay hoặc nhờ người khác học thay Tuỳ theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học
5. Thi, kiểm tra thay, hoặc nhờ thi, kiểm tra thay; làm thay, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp Lần 1 Lần 2
1 2 3 4 5 6 7
6. Tổ chức học, thi, kiểm tra hộ; tổ chức làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp Lần 1 Tuỳ theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
7. Mang tài liệu vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm thay, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng và các hình thức gian lận khác trong học tập, thi, kiểm tra. Xử lý theo quy chế đào tạo
8. Cố tình chậm nộp hoặc không nộp học phí, bảo hiểm y tế theo quy định của Trường mà không có lý do chính đáng. Tuỳ theo mức độ, xử lý từ nhắc nhở, khiển trách đến buộc thôi học
9. Làm hư hỏng tài sản trong KTX và các tài sản khác của trường Tuỳ theo mức độ xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học và phải bồi thường thiệt hại
10. Uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp. Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
11. Hút thuốc lá trong giờ học, phòng họp, phòng thí nghiệm và nơi cấm hút thuốc theo quy định Từ lần 3 trở lên, xử lý từ khiển trách đến cảnh cáo
12. Đánh bạc dưới mọi hình thức Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Tuỳ theo mức độ có thể giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
1 2 3 4 5 6 7
13. Tàng trữ, lưu hành, truy cập, sử dụng sản phẩm văn hoá đồi trụy hoặc tham gia các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái phép Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Nếu nghiêm trọng giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
14. Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo người khác sử dụng ma tuý Lần 1 Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
15. Sử dụng ma tuý Xử lý theo quy định về xử lý sinh viên liên quan đến ma túy.
16. Chứa chấp, môi giới hoạt động mại dâm Lần 1 Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
17. Hoạt động mại dâm Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
18. Lấy cắp tài sản, chứa chấp, tiêu thụ tài sản do lấy cắp mà có Tuỳ theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
19. Chứa chấp buôn bán vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy và các hàng cấm theo quy định của Nhà nước. Lần 1 Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
20. Đưa phần tử xấu vào trong trường, KTX gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong Trường. Tuỳ theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học
1 2 3 4 5 6 7
21. Đánh nhau, tổ chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau Lần 1 Lần 2 Lần 3 Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
22. Kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn, áp phích trái pháp luật Lần 1 Lần 2 Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
23. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông Tuỳ theo mức độ, xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học
24. Sử dụng văn bằng không hợp pháp Lần 1 Áp dụng theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
25. Sử dụng chứng chỉ không hợp pháp Lần 1 Áp dụng theo Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
26. Sinh viên có hành vi mang tính chất ảnh hưởng tới danh dự, uy tín Trường; bôi nhọ, hạ thấp, công kích các cá nhân khác được xác định là không đúng sự thật, … trên mạng xã hội Giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật
27. Các vi phạm khác Tùy theo mức độ, Trường xem xét, nhắc nhở, phê bình, trừ Điểm rèn luyện hoặc xử lý kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi học.

Các nội dung khác

Sinh viên xem chi tiết trong sổ tay sinh viên.

line-clipart-page-break-7

Đánh giá kết quả rèn luyện của người học trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy – Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2424 /QĐ-ĐHM, ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Quy chế này quy định việc đánh giá kết quả rèn luyện của người học trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy (sau đây gọi chung là người học), bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và khung điểm; phân loại và quy trình đánh giá; tổ chức đánh giá và sử dụng kết quả; tổ chức thực hiện.
  2. Quy chế này áp dụng đối với người học trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy, các đơn vị, viên chức và người lao động có liên quan tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Trường).

Nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện của người học

  1. Thực hiện nghiêm túc quy trình và các tiêu chí đánh giá được quy định tại quy chế này; đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, chính xác.
  2. Đảm bảo yếu tố bình đẳng, dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của người được đánh giá.
  3. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ các bộ phận, các đơn vị có liên quan trong Trường tham gia công tác đánh giá kết quả rèn luyện của người học.

Nội dung đánh giá và thang điểm

1. Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của người học là đánh giá ý thức, thái độ của người học theo các mức điểm đạt được trên các mặt:

a) Ý thức tham gia học tập;

b) Ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong Trường;

c) Ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội;

d) Ý thức công dân trong quan hệ với cộng đồng;

e) Ý thức, kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong Trường hoặc người học đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.

2. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100.

Các tiêu chí đánh giá và khung điểm

 

Đánh giá về ý thức tham gia học tập

  1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
  2. Ý thức và thái độ trong học tập;
  3. Ý thức và thái độ tham gia các câu lạc bộ học thuật, các hoạt động học thuật, hoạt động ngoại khóa, hoạt động nghiên cứu khoa học;
  4. Ý thức và thái độ tham gia các kỳ thi, cuộc thi;
  5. Tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập;
  6. Kết quả học tập.
  7. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.

Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong Trường

  1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
  2. Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của ngành, của cơ quan chỉ đạo cấp trên được thực hiện trong Trường;
  3. Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế vá các quy định khác được áp dụng trong cơ sở giáo dục đại học.
  4. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.

Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội

  1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
  2. Ý thức và hiệu quả tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao;
  3. Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội;
  4. Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
  5. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.

Đánh giá về ý thức phẩm chất công dân trong quan hệ cộng đồng

  1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
  2. Ý thức chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng;
  3. Ý thức tham gia các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng;
  4. Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân, người có khó khăn, hoạn nạn.
  5. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.

Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức trong Trường hoặc người học đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện

  1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
  2. Ý thức, tinh thần, thái độ, uy tín và hiệu quả công việc của người học được phân công nhiệm vụ quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong Trường;
  3. Kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, quản lý các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong Trường;
  4. Hỗ trợ và tham gia tích cực vào các hoạt động chung của lớp, tập thể, khoa và Trường;
  5. Người học đạt được các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.
  6. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 10 điểm.

Phân loại kết quả rèn luyện

  1. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và kém.
  2. Phân loại kết quả rèn luyện:
  • Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;
  • Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;
  • Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá;
  • Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình;
  • Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;
  • Dưới 35 điểm: loại kém.

Phân loại để đánh giá

  1. Trong thời gian người học bị kỷ luật mức khiển trách, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại khá.
  2. Trong thời gian người học bị kỷ luật mức cảnh cáo, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình.
  3. Người học bị kỷ luật mức đình chỉ học tập không được đánh giá kết quả rèn luyện trong thời gian bị đình chỉ.
  4. Người học bị kỷ luật mức buộc thôi học không được đánh giá kết quả rèn luyện.
  5. Người học thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện trong thời gian học chính khóa của khóa học.
  6. Người học khuyết tật, tàn tật, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc cha hoặc mẹ, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn có xác nhận của địa phương theo quy định đối với những hoạt động rèn luyện không có khả năng tham gia hoặc đáp ứng yêu cầu chung thì được ưu tiên, động viên, khuyến khích, cộng điểm khi đánh giá kết quả rèn luyện qua sự nỗ lực và tiến bộ của người học tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
  7. Người học nghỉ học tạm thời được bảo lưu kết quả rèn luyện sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện khi tiếp tục trở lại học tập theo quy định.
  8. Người học đồng thời học hai chương trình đào tạo sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện tại đơn vị quản lý chương trình thứ nhất và lấy ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý chương trình thứ hai làm căn cứ, cơ sở để đánh giá thêm. Trường hợp chương trình thứ nhất đã hoàn thành thì đơn vị quản lý chương trình thứ hai sẽ tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện của người học.
  9. Người học chuyển Trường được sự đồng ý của Hiệu trưởng hai Trường thì được bảo lưu kết quả rèn luyện của Trường cũ khi học tại Trường Đại học Mở Thành Hồ Chí Minh và tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện ở các học kỳ tiếp theo.

Hình thức đánh giá kết quả rèn luyện

  1. Người học thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện bằng hình thức trực tuyến thông qua Hệ thống Đánh giá kết quả rèn luyện trực tuyến (sau đây gọi là Hệ thống Đánh giá kết quả rèn luyện online).
  2. Đầu mỗi khoá học người học sẽ được Trường cấp tài khoản cá nhân để sử dụng đăng nhập vào Hệ thống Đánh giá kết quả rèn luyện online.
  3. Điểm rèn luyện trên mỗi hoạt động của người học sẽ được Trường tự động cập nhật vào Hệ thống Đánh giá kết quả rèn luyện online.

Thời gian thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện:

  1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của từng người học được tiến hành định kỳ theo từng học kỳ, năm học và toàn khoá học.
  2. Điểm rèn luyện của học kỳ là tổng điểm đạt được của 5 nội dung đánh giá chi tiết của Trường.
  3. Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ của năm học đó (được làm tròn đến phần nguyên).
  4. Điểm rèn luyện toàn khoá là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ của khoá học (được làm tròn đến phần nguyên).

Sử dụng kết quả rèn luyện

  1. Kết quả đánh giá rèn luyện từng học kỳ, năm học của người học được lưu trong hồ sơ quản lý người học của Trường, được sử dụng trong việc xét duyệt học bổng khuyến khích học tập, xét khen thưởng – kỷ luật của Trường.
  2. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học của người học được lưu trong hồ sơ quản lý người học của Trường, làm căn cứ để xét thi tốt nghiệp, làm luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp.
  3. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học được ghi chung vào bảng điểm kết quả học tập và lưu trong hồ sơ của người học khi tốt nghiệp ra Trường.
  4. Người học có kết quả rèn luyện xuất sắc được Trường xem xét biểu dương, khen thưởng.
  5. Người học bị xếp loại rèn luyện yếu, kém trong hai học kỳ liên tiếp sẽ bị tạm dừng học tập một học kỳ ở học kỳ liền kề sau đó.
  6. Trường hợp người học bị xếp loại rèn luyện yếu, kém hai học kỳ liên tiếp lần 2 sẽ bị buộc thôi học.

line-clipart-page-break-7

Xét miễn, giảm học phí đối với sinh viên là con của Công chức – Viên chức – Người lao động đang làm việc tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1457/QĐ-ĐHM ngày 03/07/2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

Đối tượng áp dụng và Phạm vi điều chỉnh:

  1. Quy định này Quy định việc xét miễn, giảm học phí đối với sinh viên là con của Công chức – Viên chức – Người lao động đang làm việc tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. (gọi tắt là đối tượng được miễn, giảm học phí)
  2. Đối tượng được xét miễn, giảm học phí khi theo học tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh với các hình thức cụ thể:
  • Hệ đại học hình thức đào tạo chính quy thuộc các chương trình đào tạo đại trà, chương trình chất lượng cao, chương trình liên kết.
  • Hệ đại học hình thức đào tạo từ xa, vừa làm vừa học, đào tạo trực tuyến.

Nguyên tắc xét miễn, giảm học phí:

  1. Đối tượng được xét Miễn, giảm học phí chỉ được thực hiện đối với các môn học theo kế hoạch đào tạo của trường;

Ghi chú: Trường hợp sinh viên học lại, học cải thiện điểm sẽ không được thực hiện miễn, giảm học phí.

  1. Trường hợp sinh viên học hai ngành cùng một lúc chỉ thực hiện xét miễn, giảm học phí tại ngành một.
  2. Không thực hiện xét miễn, giảm học phí đối với sinh viên học văn bằng thứ hai, liên thông từ cao đẳng lên đại học, chương trình cao học (thạc sỹ, tiến sỹ).

Thời gian xét miễn, giảm học phí:

  1. Việc xét miễn, giảm học phí được thực hiện theo từng học kỳ.
  2. Nguồn kinh phí được trích từ quỹ phúc lợi của Trường.

Điều kiện – Tiêu chuẩn xét miễn, giảm học phí:

Sinh viên là con của Công chức – Viên chức – Người lao động thuộc một trong các trường hợp như sau:

  1. Công chức – Viên chức – Người lao động hiện đang công tác tại Trường từ 6 tháng trở lên (không bao gồm: Người lao động ký hợp đồng khoán việc, Cộng tác viên tại Trường).
  2. Công chức – Viên chức – Người lao động đã công tác tại trường (về hưu hoặc đã mất).

Ghi chú: Khi Công chức – Viên chức – Người lao động kết thúc hợp đồng làm việc (không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 điều 4 của quy định này) thì việc xét miễn, giảm học phí sẽ kết thúc.

Mức miễn, giảm học phí: (Đvt: học phí/học kỳ)

Chương trình đào tạo Mức miễn, giảm học phí Ghi chú
Con thứ nhất Con thứ hai
Chương trình đại trà, Chương trình chất lượng cao 75% 50%
Chương trình liên kết 50% 25% Thực hiện miễn, giảm giai đoạn đào tạo tại Việt Nam

Trình tự, thủ tục và hồ sơ:

  1. Hồ sơ gồm có:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày khai giảng khóa học, các đối tượng xét miễn, giảm học phí gửi đơn đề nghị gửi về Phòng Công tác sinh viên các hồ sơ sau:

  • Đơn xin xét miễn, giảm học phí (theo Mẫu đơn đính kèm);
  • Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu;
  • Bản sao Giấy báo trúng tuyển của trường (hoặc Quyết định trúng tuyển vào trường).
  1. Trình tự, thủ tục:
    1. Xét hồ sơ miễn, giảm học phí:
      • Đầu mỗi khóa học Phòng Công tác sinh viên lập thông báo tiếp nhận hồ sơ xét miễn, giảm học phí đối với các đối tượng được quy định tại điều 4 của quy định này;
      • Phòng Công tác sinh viên phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành tổng hợp hồ sơ trình Hội đồng xét miễn, giảm học phí lập quyết định công nhận.
    2. Cấp tiền miễn, giảm học phí:

Căn cứ vào các hồ sơ đủ điều kiện xét miễn, giảm học phí; Phòng Công tác sinh viên tiến hành lập danh sách và hồ sơ gửi Phòng Tài chính – Kế toán thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán.

line-clipart-page-break-7

Công tác cố vấn học tập bậc đại học hệ chính quy

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 840/QĐ-ĐHM ngày  23/4/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

Mục đích của công tác Cố vấn học tập

  1. Tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của Trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. Tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên trong quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
  3. Kịp thời phát hiện, giải quyết các tình huống phát sinh trong học tập.
  4. Thực hiện nhiệm vụ của viên chức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiêu chuẩn của Cố vấn học tập

  1. Là giảng viên cơ hữu hợp đồng làm việc có xác định thời hạn với Trường từ 01 năm trở lên.
  2. Không trong thời gian chấp hành bất cứ hình thức kỷ luật nào.

Nhiệm vụ của Cố vấn học tập

  1. Tổ chức thảo luận, triển khai các quy định, quy chế về học chế tín chỉ, các quy định của Nhà trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên trong học tập;
  2. Tư vấn cho sinh viên phương pháp học đại học, phương pháp tự học và kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu học tập;
  3. Thảo luận và hướng dẫn cho sinh viên thực hiện chương trình đào tạo toàn khóa, cách lựa chọn học phần, tuân thủ các điều kiện tiên quyết của từng học phần;
  4. Hướng dẫn quy trình, thủ tục cho sinh viên đăng ký học phần, hủy đăng ký học phần, xây dựng kế hoạch học tập cá nhân cho từng học kỳ;
  5. Thảo luận và trợ giúp sinh viên trong việc lựa chọn nơi thực tập, lựa chọn đề tài khóa luận, tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp với năng lực, nguyện vọng và định hướng chuyên ngành của sinh viên;
  6. Nhắc nhở sinh viên khi thấy kết quả học tập của họ giảm sút.
  7. Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Trường và lãnh đạo khoa.

Quyền hạn của Cố vấn học tập

  1. Được cung cấp tài khoản truy cập vào hệ thống cổng thông tin Cố vấn học tập để tham khảo, tư vấn trong quá trình học tập tại Trường của lớp sinh viên được phân công phụ trách.
  2. Đề nghị các đơn vị có liên quan cung cấp các tài liệu, phòng học, thông tin và cơ sở vật chất cấn thiết để thực hiện nhiệm vụ của Cố vấn học tập.
  3. Yêu cầu Ban cán sự lớp định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình học tập của lớp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời
  4. Chủ động trong công tác quản lý, tư vấn, hướng dẫn sinh viên nhằm tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình.

Quyền lợi của Cố vấn học tập

  1. Được hưởng thù lao Cố vấn học tập theo quy chế, quy định của Trường.
  2. Được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Cố vấn học tập.
  3. Được cung cấp đầy đủ các tài liệu, phương tiện cho việc tư vấn, hướng dẫn của Cố vấn học tập.
  4. Được xem xét khi đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ viên chức hàng năm .

Tổ chức đội ngũ Cố vấn học tập

  1. Mỗi Cố vấn học tập được khoa phân công phụ trách từ 01 đến 02 lớp sinh viên mỗi khóa.
  2. Cố vấn học tập được phân công vào đầu mỗi năm học.

Chế độ làm việc với lớp sinh viên

Cố vấn học tập có lịch tư vấn với sinh viên, kịp thời phản ảnh các vấn đề học tập của sinh viên về Khoa; Văn phòng Khoa tổng hợp ý kiến gửi Phòng Công tác sinh viên bằng văn bản và email.

Nhiệm vụ của các khoa trong công tác Cố vấn học tập

  1. Lãnh đạo khoa chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác Cố vấn học tập của đơn vị.
  2. Đầu năm học, lãnh đạo khoa đề nghị và lập danh sách phân công Cố vấn học tập, gửi cho Phòng Công tác sinh viên trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Cố vấn học tập.
  3. Các khoa có trách nhiệm quản lý, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của Cố vấn học tập tại các lớp sinh viên thuộc đơn vị đang quản lý.
  4. Hàng năm lãnh đạo khoa phối hợp với Phòng Công tác sinh viên kiện toàn đội ngũ Cố vấn học tập, hỗ trợ cho việc triển khai công tác Cố vấn học tập của Trường, báo cáo thay đổi đội ngũ Cố vấn học tập vào đầu năm học (nếu có).
  5. Cung cấp cho Cố vấn học tập các nội dung liên quan đến học tập, nghiên cứu khoa học, công tác sinh viên của Trường, của khoa và mỗi học kỳ để Cố vấn học tập thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
  6. Giải đáp, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo, công tác sinh viên của khoa.
  7. Báo cáo cuối mỗi học kỳ về tình hình công tác Cố vấn học tập do khoa phụ trách.
  8. Thực hiện công tác thanh toán phụ cấp cho Cố vấn học tập.

 

Nhiệm vụ của Phòng Công tác sinh viên

  1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác Cố vấn học tập của Trường, quản lý cổng thông tin Cố vấn học tập.
  2. Xây dựng các tài liệu, biểu mẫu phục vụ cho công tác Cố vấn học tập.
  3. Tham mưu và báo cáo cho Hiệu trưởng các vấn đề liên quan đến công tác Cố vấn học tập.
  4. Trên cơ sở danh sách phân công nhiệm vụ Cố vấn học tập của khoa đề xuất, tham mưu Hiệu trưởng ban hành quyết định công nhận danh sách các giảng viên làm Cố vấn học tập vào đầu mỗi năm học và điều chỉnh (nếu có).
  5. Cập nhật dữ liệu của sinh viên theo định kỳ trên hệ thống cổng thông tin Cố vấn học tập.
  6. Hướng dẫn đội ngũ cố vấn học tập khi gặp khó khăn, vướng mắc trong công việc.
  7. Giải đáp, cung cấp thông tin liên quan đến quá trình học tập của sinh viên theo đề nghị cụ thể của Cố vấn học tập.
  8. Tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến đóng góp, kiến nghị của Cố vấn học tập rà soát điều chỉnh quy chế để trình Hiệu trưởng xem xét, giải quyết.
  9. Chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá hoạt động của Cố vấn học tập từ các khoa.

Nhiệm vụ của các phòng, ban liên quan.

  1. Cung cấp các thông tin, dữ liệu, giải đáp thắc mắc có liên quan đến công tác Cố vấn học tập cho khoa, Phòng Công tác sinh viên và Cố vấn học tập theo định kỳ và yêu cầu cụ thể.
  2. Hỗ trợ, phối hợp, tạo điều kiện cho các hoạt động công tác Cố vấn học tập được thực hiện, triển khai có hiệu quả.

line-clipart-page-break-7

Công tác chủ nhiệm lớp bậc đại học hệ chính quy

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 839/QĐ-ĐHM ngày 23/4/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

Mục đích của công tác Chủ nhiệm lớp

  1. Tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của Trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. Hỗ trợ công tác quản lý, hướng dẫn cho sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường.
  3. Kịp thời phát hiện, giải quyết các tình huống phát sinh trong công tác sinh viên.
  4. Tăng cường việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác sinh viên.
  5. Thực hiện nhiệm vụ của viên chức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiêu chuẩn của Chủ nhiệm lớp

  1. Là giảng viên cơ hữu hoặc viên chức (tốt nghiệp đại học trở lên).
  2. Hợp đồng làm việc có xác định thời hạn với Trường từ 01 năm trở lên.
  3. Không trong thời gian chấp hành bất cứ hình thức kỷ luật nào.

Nhiệm vụ của Chủ nhiệm lớp

  1. Tổ chức Đại hội lớp hàng năm; phê chuẩn danh sách ban cán sự lớp gửi về Khoa. Sau khi tổng hợp danh sách các Khoa gửi danh sách ban cán sự lớp về Phòng Công tác sinh viên để trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận; tổ chức sinh hoạt lớp định kỳ;
  2. Phổ biến, tổ chức thảo luận và hướng dẫn các quy chế công tác sinh viên, đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên, công tác ngoại trú, quy định về xét cấp các loại học bổng, khen thưởng cho sinh viên;
  3. Phối hợp Phòng Công tác sinh viên giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong lối sống sinh viên;
  4. Kiến nghị Phòng Công tác sinh viên giải quyết các chế độ, chính sách cho sinh viên;
  5. Phối hợp với Trung tâm quản lý hệ thống thông tin, Thư viện, Trạm y tế nhằm đảm bảo điều kiện học tập và chăm sóc sức khỏe cho sinh viên;
  6. Tư vấn và định hướng cho sinh viên trong việc tham gia các hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa;
  7. Phối hợp và trao đổi thông tin với Phòng Thanh tra trong việc theo dõi, kiểm tra tuân thủ các quy định, quy chế của Nhà trường.
  8. Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ các đơn vị liên quan trong công tác sinh viên để hướng dẫn sinh viên cách tìm hiểu thông tin, liên hệ công việc liên quan đến công tác học tập và rèn luyện.
  9. Tham dự các cuộc họp kỷ luật, khen thưởng sinh viên được phân công quản lý.
  10. Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Trường và lãnh đạo khoa.

Quyền hạn của Chủ nhiệm lớp

  1. Được cung cấp tài khoản truy cập vào hệ thống cổng thông tin Chủ nhiệm lớp để tham khảo, tư vấn trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trường của lớp sinh viên được phân công phụ trách.
  2. Đề nghị Trường khen thưởng, kỷ luật, biểu dương những cá nhân, tập thể sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, sinh hoạt ngoại khóa và kiến nghị xử lý kỷ luật sinh viên theo quy chế công tác sinh viên.
  3. Đề nghị các đơn vị có liên quan cung cấp các tài liệu, phòng học, thông tin và cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của Chủ nhiệm lớp.
  4. Yêu cầu Ban cán sự lớp định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình học tập và rèn luyện của lớp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời các hoạt động của lớp.
  5. Chủ động trong công tác quản lý, tư vấn, hướng dẫn sinh viên nhằm tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình.

Quyền lợi của Chủ nhiệm lớp

  1. Được hưởng thù lao Chủ nhiệm lớp theo quy chế, quy định của Trường.
  2. Được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Chủ nhiệm lớp.
  3. Được cung cấp đầy đủ các tài liệu, phương tiện cho việc tư vấn, hướng dẫn của Chủ nhiệm lớp.
  4. Được xem xét khi đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ viên chức hàng năm .

Tổ chức đội ngũ Chủ nhiệm lớp

  1. Mỗi Chủ nhiệm lớp được khoa phân công phụ trách từ 01 đến 05 lớp sinh viên mỗi khóa (tùy theo đặc thù của từng Khoa).
  2. Chủ nhiệm lớp được phân công vào đầu mỗi năm học.

Chế độ làm việc với lớp sinh viên

  1. Chủ nhiệm lớp họp lớp 01 lần/học kỳ và thực hiện thông báo các nội dung sau:

– Thông báo về các hoạt động của Trường liên quan đến sinh viên.

– Tư vấn kết quả học tập và rèn luyện trong học kỳ

– Chủ nhiệm lớp hướng dẫn Ban cán sự làm biên bản ghi nhận những nội dung họp lớp gửi về viên chức phụ trách công tác sinh viên của khoa.

  1. Chủ nhiệm lớp thường xuyên liên hệ với lớp sinh viên được phân công quản lý, có lịch tư vấn trực tuyến với sinh viên qua cổng thông tin Chủ nhiệm lớp, kịp thời phản ảnh các vấn đề của sinh viên về Trường thông qua cổng thông tin Chủ nhiệm lớp, khoa, Phòng Công tác sinh viên và email.

Nhiệm vụ của các khoa trong công tác Chủ nhiệm lớp

  1. Lãnh đạo khoa chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác Chủ nhiệm lớp của đơn vị.
  2. Đầu năm học, lãnh đạo khoa đề nghị và lập danh sách phân công Chủ nhiệm lớp, gửi cho Phòng Công tác sinh viên trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Chủ nhiệm lớp.
  3. Các khoa có trách nhiệm quản lý, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của Chủ nhiệm lớp tại các lớp sinh viên thuộc đơn vị đang quản lý.
  4. Hàng năm lãnh đạo khoa phối hợp với Phòng Công tác sinh viên kiện toàn đội ngũ Chủ nhiệm lớp, hỗ trợ cho việc triển khai công tác Chủ nhiệm lớp của Trường, báo cáo thay đổi đội ngũ Chủ nhiệm lớp vào đầu năm học (nếu có).
  5. Cung cấp cho Chủ nhiệm lớp các nội dung liên quan đến học tập, nghiên cứu khoa học, công tác sinh viên của Trường, của khoa và mỗi học kỳ để Chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
  6. Giải đáp, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo, công tác sinh viên của khoa.
  7. Báo cáo cuối mỗi học kỳ về tình hình công tác Chủ nhiệm lớp do khoa phụ trách.

Nhiệm vụ của Phòng Công tác sinh viên

  1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác Chủ nhiệm lớp của Trường, quản lý cổng thông tin Chủ nhiệm lớp.
  2. Xây dựng các tài liệu, biểu mẫu phục vụ cho công tác Chủ nhiệm lớp.
  3. Tham mưu và báo cáo cho Hiệu trưởng các vấn đề liên quan đến công tác Chủ nhiệm lớp.
  4. Trên cơ sở danh sách phân công nhiệm vụ Chủ nhiệm lớp của khoa đề xuất, tham mưu Hiệu trưởng ban hành quyết định công nhận danh sách các giảng viên làm Chủ nhiệm lớp vào đầu mỗi năm học và điều chỉnh (nếu có).
  5. Cập nhật dữ liệu của sinh viên theo định kỳ trên cổng thông tin Chủ nhiệm lớp.
  6. Hướng dẫn đội ngũ Chủ nhiệm lớp khi gặp khó khăn, vướng mắc trong công việc.
  7. Giải đáp, cung cấp thông tin liên quan đến hồ sơ, chế độ chính sách, điểm rèn luyện, học bổng của sinh viên theo đề nghị cụ thể của Chủ nhiệm lớp.
  8. Tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến đóng góp, kiến nghị của Chủ nhiệm lớp rà soát điều chỉnh quy chế để trình Hiệu trưởng xem xét, giải quyết.
  9. Chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá hoạt động của Chủ nhiệm lớp từ các khoa.
  10. Thực hiện công tác thanh toán phụ cấp cho Chủ nhiệm lớp.

Nhiệm vụ của Phòng Quản lý đào tạo, các phòng, ban liên quan.

  1. Cung cấp các thông tin, dữ liệu, giải đáp thắc mắc có liên quan đến công tác Chủ nhiệm lớp cho khoa, Phòng Công tác sinh viên và Chủ nhiệm lớp theo định kỳ và yêu cầu cụ thể.
  2. Hỗ trợ, phối hợp, tạo điều kiện cho các hoạt động công tác Chủ nhiệm lớp được thực hiện, triển khai có hiệu quả.

line-clipart-page-break-7

Quy chế Ngoại trú của sinh viên bậc đại học hệ chính quy

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 584/QĐ-ĐHM ngày 15/8/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

Mục đích của Quy chế Ngoại trú

  1. Tạo cơ sở pháp lý để nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý và hỗ trợ cho học sinh, sinh viên ngoại trú có môi trường ăn, ở, sinh hoạt lành mạnh, học tập và rèn luyện tốt, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia và phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nề nếp, kỷ cương, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở nơi cư trú.

Yêu cầu của công tác sinh viên ngoại trú

  1. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của nhà trường, quy định của chính quyền địa phương.
  2. Nắm được tình hình học sinh, sinh viên, kịp thời phối hợp giải quyết các vấn đề có liên quan đến học sinh, sinh viên ngoại trú.
  3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với địa phương, gia đình học sinh, sinh viên ngoại trú.
  4. Hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, sinh viên ngoại trú đảm bảo an toàn, trật tự, văn hóa ở nơi cư trú.

Quyền của sinh viên ngoại trú

  1. Học sinh, sinh viên ngoại trú được hưởng các quyền theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
  2. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.
  3. Được quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng của mình đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng nhà trường và các cơ quan hữu quan đối với các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng tại nơi cư trú.

Nghĩa vụ của sinh viên ngoại trú

  1. Thực hiện nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  2. Thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường nơi cư trú và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.
  3. Học sinh, sinh viên phải báo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhập học, bằng cách khai báo thông tin ngoại trú trên website của trường http://www.ou.edu.vn đối với sinh viên hệ cao đẳng – đại học, và nộp giấy xác nhận ngoại trú đối với học sinh Ban Trung cấp chuyên nghiệp. Đối với học sinh – sinh viên không có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh, phải đăng kí tạm trú với công an xã (phường, thị trấn) nơi tạm trú trước khi khai báo thông tin ngoại trú.
  4. Đầu mỗi học kỳ trong suốt khóa học, học sinh – sinh viên phải cập nhật thông tin cá nhân của mình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhập học của học kỳ trên website trường hoặc Ban Trung cấp chuyên nghiệp.
  5. Khi có sự thay đổi về nơi cư trú, phải báo địa chỉ cư trú mới của mình với nhà trường trong thời hạn 20 ngày, bằng cách điều chỉnh thông tin ngoại trú trên website website trường hoặc Ban Trung cấp chuyên nghiệp.

Công tác quản lý sinh viên ngoại trú

  1. Phổ biến các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường về công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên; hướng dẫn và tư vấn thủ tục đăng ký tạm trú ngay từ khi nhập học.
  2. Lập kế hoạch hàng năm để thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại.
  3. Lập sổ học sinh, sinh viên ngoại trú, cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi nơi cư trú của học sinh, sinh viên ngoại trú.

Công tác phối hợp

  1. Lập kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương nắm bắt tình hình về nhà trọ để tư vấn, giới thiệu chỗ ở cho học sinh, sinh viên có nhu cầu
  2. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an, các ngành có liên quan tổ chức hội nghị giao ban hàng năm giữa nhà trường và chính quyền địa phương về tình hình học sinh, sinh viên ngoại trú, kịp thời giải quyết các vụ việc liên quan đến học sinh, sinh viên ngoại trú
  3. Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, các tổ chức chính tri – xã hội khác có liên quan để tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ, tổ chức thực hiện công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên.

Kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật

  1. Phòng Công tác chính trị và Học sinh sinh viên phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên hàng năm.
  2. Sinh viên vi phạm Điều 6 của Quy chế này sẽ bị trừ 05 (năm) điểm rèn luyện / học kỳ tại Điều 2 của Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện SV .
  3. Các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên được xem xét khen thưởng theo quy định.

line-clipart-page-break-7

Quản lý sinh viên học tập, rèn luyện sinh hoạt môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh

tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1737/QĐ-ĐHM ngày 14/8/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Quy định này quy định về công tác quản lý sinh viên học tập, rèn luyện, sinh hoạt môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Trường).
  2. Quy định này áp dụng cho sinh viên đào tạo trình độ đại học và các đơn vị, cá nhân có liên quan tại Trường.

Giải thích từ ngữ

  1. Cơ sở học tập bao gồm toàn bộ khuôn viên học tập, sinh hoạt tại Trường
  2. Khu nội trú là nơi để sinh viên tạm trú trong thời gian học tại Trường, do Trường tổ chức quản lý.
  3. Sinh viên nội trú là sinh viên ở trong khu nội trú của Trường.

Yêu cầu của công tác sinh viên nội trú

  1. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường.
  2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa Trường với công an, chính quyền địa phương và gia đình sinh viên kịp thời giải quyết các vụ việc có liên quan đến sinh viên và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, văn hoá trong khu nội trú.
  3. Khu nội trú phải có các điều kiện, tiện nghi tối thiểu bảo đảm nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt của sinh viên nội trú; thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
  4. Cá nhân và tập thể sinh viên nếu xét thấy quá trình công tác giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh có vấn đề gì chưa rõ và xử lý chưa thỏa đáng thì có quyền phản ánh với cán bộ lớp, Phòng Công tác sinh viên hoặc Phòng Thanh tra – Pháp chế theo quy định.

Quyền của sinh viên

  1. Được tiếp nhận vào học tập đúng, đủ nội dung chương trình giáo dục kiến thức quốc phòng – an ninh theo quy định;
  2. Được tôn trọng, đối xử bình đẳng và được cung cấp đầy đủ thông tin về đường lối quân sự của Đảng, phương châm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng – an ninh gắn với kinh tế đối ngoại của Đảng;
  3. Được tạo điều kiện tốt nhất trong học tập và rèn luyện, bao gồm:
  4. Được sử dụng các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động huấn luyện quân sự hiện có;
  5. Khi ốm đau được chữa trị bệnh theo luật bảo hiểm y tế hiện hành và được nghỉ học tạm thời khi có xác nhận của Trạm Y tế;
  6. Khi gia đình có việc đột xuất xảy ra như ông bà, cha mẹ, ốm đau phải nhập viện, hoặc trường hợp chết thì được giải quyết tranh thủ về thăm, viếng, (nhưng phải có giấy nhập viện, xuất viện hoặc chứng tử) các nội dung học tập khi vắng mặt, phải cập nhật bổ sung đầy đủ.
  7. Được trình bày, tham gia đóng góp ý kiến vào công tác tổ chức, phương pháp huấn luyện, duy trì học tập và sinh hoạt của môn học;
  8. Được đề đạt nguyện vọng và kiến nghị với cán bộ quản lý theo phân cấp trong Trường để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên;
  9. Được tham gia các hoạt động nhằm bảo đảm phục vụ đời sống văn hóa tinh thần, thể dục thể thao.

Trách nhiệm của sinh viên

  1. Sinh viên phải chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định, nội quy của Trường;
  2. Nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của cán bộ quản lý, giảng viên và ban cán sự lớp, phụ trách lớp học;
  3. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên của Trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập, rèn luyện, sinh hoạt; xây dựng và thực hiện tốt nếp sống cộng đồng, nếp sống văn minh;
  4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của cá nhân, Trường; tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp.

Quy định về học tập

Sinh viên phải nắm chắc và thực hiện tốt những nội dung sau đây:

  1. Chấp hành nghiêm quy chế đào tạo; quy định về tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh của Trường;
  2. Nhập học đúng thời gian, vắng quá 20% buổi học sẽ bị đình chỉ thi. Các trường hợp nghỉ học có lý do chính đáng phải được Trưởng Bộ môn Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng và an ninh chấp thuận;
  3. Chấp hành các nội quy tại cơ sở học tập theo phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.

Quy định về rèn luyện lễ tiết, tác phong, xưng hô chào hỏi, chấp hành kỷ luật

  1. Sinh viên phải có trách nhiệm duy trì, thực hiện nghiêm các chế độ quy định. Chấp hành sự phân công biên chế, tổ chức lớp học, thực hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập và rèn luyện đối với sinh viên nội trú;
  2. Sinh viên nội trú phải có tác phong nghiêm túc, luôn lễ độ với thầy cô, cán bộ quản lý. Hòa nhã tôn trọng các bạn sinh viên khác, mặc quân phục đúng quy định, luôn trung thực và giữ gìn phẩm chất đạo đức của bản thân; sẵn sàng hợp tác với cán bộ ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm.
  3. Sinh viên khi tham gia học tập, rèn luyện cần tuân thủ các yêu cầu sau:
    • Phải chấp hành thời gian biểu;
    • Trong thời gian học tập sinh viên không được giải quyết ra ngoài; trường hợp đặc biệt chỉ được ra vào trong giờ nghỉ và phải đăng ký với cán bộ quản lý.
    • Không tự ý thay đổi chỗ ở, phòng ở;
    • Phải chấp hành mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ quản lý các cấp;
    • Không đùa giỡn, gây ồn ào. Không tổ chức tụ tập, gây rối, gây mất ổn định khu vực, tập trung đông người có ý gây rối, biểu tình trái pháp luật;
    • Không chế tạo, tàng trữ các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, hóa chất độc hại;
    • Không buôn bán, sử dụng các chất ma túy, chất gây nghiện dưới mọi hình thức;
    • Không lưu hành và truyền bá các phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc và các ấn phẩm có chứa nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích thích bạo lực hoặc các tài liệu chống phá nhà nước;
    • Không tổ chức băng nhóm, phe phái tụ tập gây rối, gây gổ đánh nhau;
    • Không hút thuốc, uống rượu, uống bia hoặc các chất kích thích tương đương;
    • Không tổ chức đánh bạc, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức;
    • Không được tổ chức hoạt động mê tín, dị đoan và các sinh hoạt tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào trong khu nội trú;
    • Phải gấp xếp nội vụ, phải làm vệ sinh phòng;
    • Không làm hư hỏng tài sản được trang bị trong phòng ở, khu vực ở và khu vực công cộng như sân tập thể dục thể thao, hội trường và thao trường huấn luyện;
    • Không đi lại ở thao trường, hồ nước, không ngồi chơi, tập trung dọc các trục đường từ cổng vào đến nơi ở;
    • Không mua bán hàng từ bên ngoài vào. Không tổ chức bán hàng hoá, đồ ăn, nước uống khi không được cấp phép;
    • Không được mang theo các loại phương tiện như xe đạp, moto, xe gắn máy vào cơ sở học tập, khi ra vào cổng gác phải bảo đảm đúng lễ tiết tác phong, chấp hành tốt sự hướng dẫn của lực lượng bảo vệ của Trường.
    • Không vi phạm Luật An ninh mạng khi sử dụng mạng internet.
    • Không được đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh lên mạng xã hội trong quá trình học Giáo dục quốc phòng và an ninh khi chưa được Trường cho phép.

Trang phục

  1. Sinh viên đến học tập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh mang theo quần áo, vật dụng cá nhân cần thiết, hạn chế mang đồ dùng cá nhân đắt tiền, cồng kềnh, số lượng lớn làm ảnh hưởng đến trật tự nội vụ, vệ sinh chung hoặc dễ gây ra hư hỏng, mất mát gây mất đoàn kết.
  2. Mỗi sinh viên được mượn 02 bộ Quân phục và các vật dụng thiết yếu khác (cụ thể: 01 Mũ mềm + 01 ba lô + 01 chăn + 01 màn tuyn) dùng trong suốt khoá học. Số lượng quân trang của từng người được cấp phát theo đầu mối Tiểu đội (phòng ở), do cán bộ kiêm nhiệm Tiểu đội trưởng (trưởng phòng) đại diện ký nhận với cán bộ quản lý, thủ kho quân trang theo số lượng sinh viên/phòng.  Cấp phát cho từng người và thu hồi trả về kho khi kết thúc khoá học.
  3. Ngoài thời gian học tập, sinh hoạt sinh viên có thể mặc thường phục tuy nhiên không được mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn, đồ ngủ, trang phục hở hang đến nhà ăn, nơi sinh hoạt tập trung (Nữ sinh viên không mặc váy, đầm ngắn đứng trên các tầng lầu cao).
  4. Nếu làm mất quân trang, hư hỏng, viết vẽ lên quân trang sẽ bồi thường theo giá quy định.

Phòng ở

  1. Sinh viên phải có trách nhiệm trong quản lý, sử dụng và bảo quản khu nội trú trong thời gian đào tạo tại cơ sở học tập. Khu nội trú được chia thành nhiều phòng đơn (08 người/phòng), phải chấp hành nghiêm nội quy, kịp thời ngăn chặn các hành vi phá hoại, làm hư hỏng các công trình, vật dụng phục vụ tại cơ sở học tập.
  2. Khu nội trú bố trí sinh viên lưu trú theo từng phòng (Nam riêng, Nữ riêng), số lượng sinh viên ở trong phòng là con số cố định không thay đổi suốt quá trình học tập. Mỗi phòng bầu ra Tiểu đội trưởng (Trưởng phòng), các thành viên phải chấp hành sự điều hành của Tiểu đội trưởng (Trưởng phòng) và có trách nhiệm thực hiện đúng nội quy, chấp hành mệnh lệnh của cán bộ quản lý lớp, phòng.
  3. Sắp xếp đồ dùng cá nhân đúng hướng dẫn về sắp xếp trật tự nội vụ, ba lô trong khu nội trú, từng giường thống nhất theo hướng dẫn; không phơi quần áo, đồ dùng lên ban công, cửa sổ. Trong phòng phải có danh sách sinh viên lưu trú, lịch trực phòng; vệ sinh hành lang, phòng ở thường xuyên, đổ rác hằng ngày đúng giờ và đúng nơi quy định theo lịch và tham gia vệ sinh các khu vực chung.
  4. Không đóng đinh, đục lỗ tường, không di chuyển giường, bàn ghế các vật dụng khác ra khỏi vị trí; không mang bàn ghế ở phòng học, phòng họp về phòng ở; không viết vẽ, dán giấy, tranh ảnh vào tường, làm bẩn tường trần nhà, không tự che chắn phòng, cửa sổ, giường ngủ cá nhân dưới bất cứ hình thức nào.
  5. Không đưa người ngoài vào khu nội trú; khi có người nhà đến thăm phải báo với cán bộ quản lý để tiếp ngoài cổng; Tự bảo quản và chịu trách nhiệm tài sản cá nhân có ý thức tiết kiệm điện nước, sử dụng đúng mục đích những tài sản được trang bị.
  6. Không mở máy nghe nhạc âm lượng lớn, làm ồn ào ảnh hưởng thành viên trong phòng và các phòng lân cận.
  7. Khi sử dụng các trang thiết bị trong phòng sinh viên phải lưu ý:
  • Sử dụng hệ thống điện, cấp thoát nước, đồ dùng được trang bị tiết kiệm, đúng mục đích, an toàn và cẩn thận. Nhận, bàn giao đầy đủ tình trạng kỹ thuật phòng ở trước và sau khi đến ở;
  • Không tự ý sửa, câu mắc điện và để dây điện tiếp xúc với giường sắt;
  • Khi ra khỏi phòng tắt quạt, điện, cúp cầu dao.
  1. Sử dụng và bảo quản tốt các tài sản tập thể và cá nhân được trang bị. Chấp hành nghiêm quy định phòng cháy chữa cháy trong khu nội trú, nghiêm cấm sử dụng, phá hoại, di chuyển làm hư hỏng các hộp thiết bị chữa cháy, bình chữa cháy. Khi có tình huống, báo ngay cho cán bộ quản lý, cúp cầu dao phòng ở, cầu dao tầng ngoài hành lang cầu thang và di chuyển trật tự theo hướng dẫn, tránh hoảng loạn gây mất an toàn hoặc lợi dụng để gây rối, nhằm mục đích khác;
  2. Khi kết thúc khóa học thu xếp đồ đạc tư trang cá nhân ra khỏi khu nội trú, trả lại đúng hiện trạng phòng ở, khuôn viên, bàn giao cụ thể cho cán bộ quản lý, nếu có mất mát, hư hỏng phải bồi thường theo quy định. Kinh phí sửa chữa, thay thế do cá nhân, tập thể phòng chịu trách nhiệm (nếu hư hỏng không phải do lỗi nhà cung cấp hoặc lỗi kỹ thuật);
  3. Mọi đóng góp ý kiến, phản ánh tiêu cực về tình hình cá nhân, tập thể sinh viên trong khoá học phải phản ánh theo từng cấp. Nếu cần thiết có thể cử cá nhân đại diện liên hệ trực tiếp với Bộ môn Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng an ninh để giải quyết thắc mắc, kiến nghị. Trường hợp đã phản ánh nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng có thể gửi ý kiến, phản ánh tiêu cực về Phòng Công tác sinh viên qua email: osa@ou.edu.vn (hoặc phòng Thanh tra – Pháp chế qua email: ttdt@ou.edu.vn)

Ăn uống

  1. Cơ sở học tập có 01 nhà ăn, là dạng bếp ăn kinh doanh, phục vụ ăn theo định mức ăn chung gồm có 03 bữa sáng – trưa – chiều (Tiền ăn có thể thay đổi theo thời gian). Mọi sinh viên phải chấp hành quy định khi ăn uống tập trung trong suốt thời gian khoá học.
  2. Định kỳ từng khoá học, cơ sở học tập tổ chức đối thoại giữa sinh viên và công ty phục vụ ăn uống để kịp thời khắc phục tồn tại ở cả hai bên. Đối với sinh viên, mọi kiến nghị, phản ánh sinh viên phải báo cáo thông qua cán bộ kiêm nhiệm, cán bộ quản lý để làm việc với công ty phục vụ; sinh viên không tự ý gây gổ với nhân viên nhà ăn, có hành động phá hoại, chống phá, ý kiến không đúng nơi có thẩm quyền giải quyết làm mất ổn định tại cơ sở.
  3. Khi ăn uống tại nhà ăn phải tuân theo hướng dẫn của nhân viên công ty cung cấp. Yêu cầu sinh viên vào nhà ăn ngồi đúng vị trí; không gây ồn ào, hút thuốc, không khạc nhổ, đổ nước và vứt rác xuống sàn nhà; không ngồi gác chân lên bàn, ghế; di chuyển bàn ghế nhà ăn, không ở trần, mặc quần đùi, ăn mặc hở hang xuống nhà ăn. Không mang thức ăn, chén đũa, vật dụng nhà bếp về phòng ở để sử dụng riêng sai quy định. Chén, đũa, muỗng, nĩa được cấp phát dùng ăn cơm hằng ngày phải bảo quản, sử dụng khi kết thúc khoá bàn giao trả lại cho công ty.

Vệ sinh phòng

  1. Sinh viên theo học tại cơ sở học tập được hỗ trợ khám, cấp thuốc chữa bệnh thông thường, trường hợp bệnh nặng sẽ được cơ sở học tập đưa đến bệnh viện. Sinh viên phải tự giác báo cáo với cán bộ quản lý, nhân viên y tế về tình trạng sức khoẻ của bản thân, nhất là các bệnh mãn tính, cấp tính có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình học tập, rèn luyện.
  2. Trường hợp sinh viên mắc bệnh mãn tính, cấp tính phải tự trang bị thuốc chuyên khoa kịp thời.
  3. Yêu cầu mọi sinh viên hoạt động trong cơ sở học tập phải hết sức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, phòng ở, hội trường học tập nhằm bảo đảm sức khỏe cho mình và môi trường xung quanh; chỉ được tắm giặt phơi đồ đúng khu vực quy định; Cán bộ quản lý sinh viên sẽ trực tiếp tiếp kiểm tra nội vụ vệ sinh hằng ngày đến từng phòng ở thực hiện suốt thời gian khóa học.
  4. Sinh viên phải chấp hành thời gian quy định khám, cấp thuốc hằng ngày và theo chỉ định điều trị của nhân viên y tế; trường hợp cấp cứu thì nhanh chóng chuyển xuống phòng y tế để xử lý ngay. Hằng ngày, nhân viên y tế sẽ phối hợp với các bộ phận tiến hành kiểm tra sinh viên ốm trại, sinh viên ốm trại mà không có giấy chỉ định cho nghỉ thì sẽ tính vắng không có lý do. Việc theo dõi tình hình sức khoẻ đau, ốm, vắng đi khám bệnh bên ngoài, ốm trại của sinh viên để làm cơ sở đánh giá điều kiện để sinh viên tiếp tục học.
  5. Nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra vệ sinh để kịp thời phát hiện nguy cơ xảy ra dịch bệnh hoặc đã xuất hiện dịch bệnh để báo cáo cơ quan chức năng xử lý, ngăn chặn, cách ly kịp thời không để lây lan.

Tiêu chuẩn, cơ cấu và bầu chọn cán bộ kiêm nhiệm

  1. Tiêu chuẩn cán bộ kiêm nhiệm

Cán bộ kiêm nhiệm là sinh viên có uy tín, có đạo đức tư cách, tác phong tốt, gương mẫu được tập thể sinh viên tín nhiệm bầu chọn ra.

  1. Cơ cấu cán bộ kiêm nhiệm gồm có:
  • Đại đội trưởng, Đại đội phó
  • Tiểu đội trưởng.
  1. Bầu chọn cán bộ kiêm nhiệm

Mỗi đại đội sau khi tiếp nhận sinh viên và bố trí phòng ở, sẽ tiến hành bình bầu Tiểu đội trưởng. Các Tiểu đội trưởng sẽ bình bầu Đại đội trưởng, Đại đội phó.

Quyền và trách nhiệm của cán bộ kiêm nhiệm

  1. Nhiệm vụ của cán bộ kiêm nhiệm
  • Là cầu nối giữa sinh viên đến cán bộ quản lý các cấp trong thời gian học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh;
  • Tổ chức điều hành các tập thể do mình phụ trách và chịu sự điều hành trực tiếp của cấp trên là Cán bộ quản lý sinh viên;
  • Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động, tình hình an ninh trật tự, vệ sinh của tập thể. Thường xuyên nhắc nhở đôn đốc các thành viên trong tập thể giữ an ninh trật tự, vệ sinh thực hiện nghiêm túc quy chế lưu trú, các thông báo, các quy định của Cơ sở;
  • Vận động các thành viên trong tập thể tham gia hưởng ứng các phong trào do cơ sở và Trường phát động;
  • Phản ảnh những bức xúc, yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của tập thể thông qua Cán bộ quản lý sinh viên, đến các bộ phận chức năng hoặc Ban Giám hiệu để giải quyết;
  • Xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau.
  1. Quyền lợi của cán bộ kiêm nhiệm
  • Cán bộ kiêm nhiệm có các hoạt động xuất sắc, tập thể đạt thành tích cao trong phong trào thi đua học tập, rèn luyện, sinh hoạt thì được ưu tiên xét khen thưởng trong khóa học Giáo dục quốc phòng và an ninh.
  • Cán bộ kiêm nhiệm làm việc thiếu trách nhiệm, sai quy định, tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định như sinh viên và cắt những quyền lợi nói trên.

Khen thưởng

Sinh viên có thành tích trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt được khen thưởng với các hình thức: Biểu dương và ghi nhận thành tích tại Trường.

Xử lý vi phạm

  1. Khi sinh viên vi phạm một trong các qui định trên, Ban quản lý khu nội trú có thể căn cứ vào tính chất và mức độ của sai phạm đề nghị xử lý cụ thể như sau:
  • Xử lý theo Khung xử lý kỷ luật sinh viên của Quy chế Công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh có hiệu lực gần nhất;
  • Phản ảnh và gửi thông báo sinh viên vi phạm về Ban Cơ bản, Khoa chuyên ngành;
  • Khi vi phạm đến mức phải xử lý theo pháp luật, phối hợp Phòng Công tác sinh viên đến tiếp nhận và bàn giao cho cơ quan chức năng để xử lý.

2. Cán bộ quản lý thực hiện đúng trình tự khi xảy ra vi phạm các điều trong quy chế này tiến hành lập biên bản vi phạm, người vi phạm và người làm chứng ký tên xác nhận vào biên bản; tổ chức sinh hoạt lớp lấy ý kiến và lập đề nghị để báo cáo xử lý theo quy định.

Trách nhiệm thực hiện

  1. Đối với cán bộ quản lý, giảng viên Giáo dục quốc phòng và an ninh được giao nhiệm vụ quản lý, giáo dục, rèn luyện sinh viên phải quán triệt, thực hiện tốt những quy định, thống nhất đã được ban hành.
  2. Đối với sinh viên phải nghiêm chỉnh chấp hành quy chế, quy định đã được quán triệt. Thực hiện tốt những nội dung đã được quy định cụ thể; kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm các quy định của sinh viên khác; báo cáo kịp thời cho cán bộ quản lý các cấp để xử lý theo quy chế.
  3. Phòng Quản lý đào tạo và Ban cơ bản có trách nhiệm phối hợp lập danh sách sinh viên học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.
  4. Ban cơ bản có trách nhiệm phối hợp Cơ sở 2 sắp xếp chỗ ở, phân đại đội, tiểu đội cho sinh viên.
  5. Phòng Hành chính – Quản trị chuẩn bị xe đưa đón sinh viên.
  6. Văn phòng Đoàn thanh niên – Hội sinh viên có trách nhiệm trong công tác đưa đón sinh viên học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.
  7. Phòng Công tác sinh viên có trách nhiệm trong công tác phối hợp quản lý sinh viên.

Trách nhiệm thi hành

Cơ sở 2, Bộ môn Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng và an ninh, Ban Cơ bản, Phòng Công tác sinh viên, Phòng Quản lý đào tạo, Trạm Y tế, các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định này.

Hiệu lực thi hành

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Phòng Công tác sinh viên để trình Ban Giám hiệu xem xét, giải quyết./.

(Phụ lục đính kèm)

line-clipart-page-break-7

Văn hóa ứng xử sinh viên

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1035QĐ-ĐHM ngày 12/6/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

Đối tượng và phạm vi áp dụng

  1. Quy tắc này quy định các chuẩn mực ứng xử phù hợp với văn hóa, đạo đức, quy định của Pháp luật.
  2. Quy tắc này áp dụng cho người học đang học tập tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích

  1. Quy định các chuẩn mực ứng xử của người học nhằm xây dựng tính kỷ cương, nề nếp và môi trường văn hóa trong nhà trường
  2. Xây dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện cho người học
  3. Nhằm giúp người học nâng cao ý thức bản thân, trách nhiệm với cộng đồng, định hướng các mối quan hệ theo tính nhân văn; nâng cao khả năng thích nghi với xã hội; góp phần giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
  4. Là cơ sở để giám sát người học trong việc chấp hành các quy định và nội quy của Nhà trường; là căn cứ để đánh giá, xếp loại rèn luyện, xử lý trách nhiệm khi người học vi phạm các chuẩn mực trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường

Quy định về trang phục, tác phong

  1. Trang phục:
  • Trang phục đối với nam: Áo sơ mi hoặc áo thun có tay, quần dài.
  • Trang phục đối với nữ: gọn gàng, lịch sự, phù hợp tác phong người học. Không mặc quần áo quá chật, vải quá mỏng, quá ôm sát như: váy ngắn trên đầu gối, áo sát nách hoặc áo dây, cổ áo quá rộng…
  • Tóc phải gọn gàng.
  • Đi giày hoặc dép có quai hậu, không mang dép lê.
  • Khi đi đến trường người học phải đeo Thẻ sinh viên hoặc Thẻ học viên.
  • Trong giờ học các môn Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, làm việc tại phòng thí nghiệm, thực hành, người học sử dụng trang phục theo quy định riêng, tuy nhiên phải chấp hành đúng quy định chung về trang phục, tác phong khi đến Trường.
  • Trong trường hợp tham dự các các buổi lễ, đại hội, hội nghị, hội thảo… thì người học sử dụng trang phục theo quy định, yêu cầu của từng sự kiện.

2. Tác phong:

  • Khi người học tham gia hội họp, sinh hoạt, học tập phải đúng giờ, đúng thành phần; nghỉ học, đi muộn phải có lý do chính đáng; phát biểu phải được sự đồng ý của người chủ trì, giữ thái độ đúng mực, không nói chen ngang khi phát biểu, thảo luận, không ra về trước khi chương trình kết thúc.
  • Có tác phong nghiêm túc, tôn trọng giảng viên. Người học nên đứng dậy chào khi giảng viên bước vào lớp và khi kết thúc buổi học. Khi giảng viên đang giảng bài, người học không được sử dụng điện thoại di động trong lớp; không nói chuyện riêng gây ồn ào; không được bỏ ra ngoài lớp khi giảng viên đang giảng bài để làm việc riêng mà không xin phép; không viết vẽ lên bàn, lên tường; không ngủ, không ăn quà vặt trong giờ học;…

Quy định về giao tiếp và ứng xử trong Trường

  1. Phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng lẫn nhau.
  2. Sử dụng ngôn từ trong sáng, không nói tục, chửi bậy; hành vi và cử chỉ đúng mực.
  3. Phải có thái độ lễ phép đối với thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên và khách đến trường làm việc.
  4. Giữ gìn các mối quan hệ trong sáng, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; không được có những hành vi không lành mạnh trong khuôn viên Trường.
  5. Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người khác.
  6. Đoàn kết, động viên và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

Quy định về thái độ học tập

  1. Phổ biến các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường về công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên; hướng dẫn và tư vấn thủ tục đăng ký tạm trú ngay từ khi nhập học.
  2. Lập kế hoạch hàng năm để thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại.
  3. Lập sổ học sinh, sinh viên ngoại trú, cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi nơi cư trú của học sinh, sinh viên ngoại trú.

Công tác phối hợp

  1. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của Bộ, Nhà trường như: Quy chế đào tạo, Quy chế công tác sinh viên, Quy chế sinh viên ngoại trú, Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện…
  2. Có ý thức học tập nghiêm túc, tự giác và tích cực, chủ động trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Tích cực vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tế cuộc sống.
  3. Nhiệt tình hợp tác với cán bộ viên chức trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
  4. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng và các phong trào thi đua trong và ngoài Trường phát động. Có ý thức tự rèn luyện các kỹ năng sống, học tập.
  5. Trung thực, nghiêm túc trong học tập cũng như khi thi cử, kiểm tra. Không gian lận trong thi cử dưới mọi hình thức.
  6. Trong nghiên cứu khoa học: Trung thực trong quá trình thực hiện và công bố các tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học. Tôn trọng bản quyền; không đạo văn, đạo ý tưởng của người khác. Không giả mạo hoặc làm sai lệch dữ liệu trong nghiên cứu khoa học. Có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu của Trường trong cộng đồng nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế. Kiên quyết đấu tranh đối với những hành vi tiêu cực trong nghiên cứu khoa học; không bao che, thỏa hiệp với tiêu cực trong khoa học.

Ứng xử với cảnh quan, môi trường và tài sản công

  1. Không hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, trang thiết bị, vật dụng của nhà trường và của cá nhân khác. Người học phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả tài sản của nhà trường và của cá nhân.
  2. Không gây ồn ào, mất trật tự ở nơi công cộng; gây ảnh hưởng đến khu vực làm việc và học tập. Trong khu vực giảng đường, người học phải đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn ào, mất trật tự.
  3. Không treo, dán băng rôn, áp phích, biểu ngữ khi chưa được phép của Nhà trường.
  4. Không hút thuốc, sử dụng các chất kích thích, chất cháy nổ trong khuôn viên trường.
  5. Tắt các thiết bị điện, nước khi không sử dụng; báo ngay cho người có trách nhiệm khi phát hiện có sự rò rỉ nước hoặc các hiện tượng lãng phí điện, nước.

Quy định giữ gìn an ninh, trật tự

  • Khi ra vào Trường hoặc cơ quan khác phải có trang phục, tác phong đúng quy định, tháo khăn che mặt, xuống xe dẫn bộ qua cổng.
  • Xếp hàng khi chờ thang máy. Nhường cho phụ nữ, em nhỏ và người già, người khuyết tật, người mang vác nặng vào thang máy trước rồi vào sau.
  • Phải để xe đúng nơi quy định, không được để xe trong văn phòng, hành lang nơi làm việc, học tập.
  • Nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định của Nhà trường và đơn vị nơi đến làm việc, học tập, nghiên cứu, thí nghiệm, thực hành.
  • Thực hiện đúng các quy định về tạm trú, tạm vắng.
  • Không tự ý tập trung đông người gây rối trật tự công cộng, phao tin đồn nhảm; không chứa chấp các loại tội phạm; cấm trộm cắp, đánh bạc, cá độ dưới mọi hình thức; không tự ý tổ chức uống rượu, bia trong khuôn viên trường.
  • Không phát ngôn hoặc có các hình thức, hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo, tuyên truyền chống phá Nhà nước; không tham gia biểu tình, lập hội, nhóm trái phép và các hình thức hoạt động khác trái với quy định của pháp luật.
  • Không tham gia tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan; cấm in sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi trụy. Nghiêm cấm truy cập vào các Website không lành mạnh.
  • Không buôn bán trái phép trong Trường; không tàng trữ, vận chuyển, trao đổi, mua bán, sử dụng vũ khí, hung khí, chất cháy, nổ, các loại hóa chất độc hại trái phép.
  • Không đi lại trong khuôn viên trường trong khoảng thời gian từ 23 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ 00 phút sáng hôm sau, ngoại trừ lực lượng của nhà trường đang làm nhiệm vụ, các trường hợp cấp cứu và các trường hợp đặc biệt khác.

Quy định về an toàn giao thông

  • Nghiêm túc chấp hành luật giao thông dù có hay không có cảnh sát giao thông.
  • Khi tham gia giao thông, không phóng nhanh, giành đường hay vượt ẩu trên đường.
  • Không lái xe sau khi uống rượu bia hoặc sử dụng các loại chất kích thích khác làm mất năng lực hành vi.
  • Hạn chế tối đa việc bấm còi xe, đặc biệt là giữa đêm khuya.

Ứng xử trong sinh hoạt, nơi công cộng

  • Nói “xin lỗi” khi có lỗi và “cám ơn” khi được giúp đỡ.
  • Khi vào cửa bất cứ nơi nào, người đi trước đứng lại giữ cửa cho những người đi sau bước vào xong mới đến phiên mình và người đi sau luôn nói tiếng cám ơn người đã giữ cánh cửa cho mình đi vào.
  • Luôn nhường nhịn nhau trong giao tiếp, đảm bảo cử chỉ, hành động lịch thiệp nhất là xếp hàng theo thứ tự không bao giờ chen lấn giành chỗ.

Ứng xử trên hệ thống mạng

  • Bắt buộc sử dụng email trường trong trao đổi các vấn đề với trường.
  • Nên dùng gõ Tiếng Việt có dấu.
  • Biết cách viết một email hợp lý, ngắn gọn.
  • Đặt câu hỏi rõ ràng, lời lẽ văn minh, lịch sự, tôn trọng người nhận.
  • Không sử dụng những từ lóng, khó hiểu.
  • Không nói trống không, lời lẽ thô tục, khiếm nhã, không tôn trọng người nhận khi gửi email.
  • Không sử dụng ảnh nhạy cảm làm ảnh đại diện.
  • Không đăng các vấn đề vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam trên mạng xã hội. Không trao đổi đến những vấn đề không liên quan, những vấn đề thiếu lịch sự, không nghiêm túc.
  • Không nói xấu, công kích, có những lời không hay trên mạng xã hội.

Trách nhiệm triển khai thực hiện

  • Trưởng các đơn vị có trách nhiệm triển khai đến toàn thể cán bộ viên chức trong đơn vị. Toàn thể cán bộ viên chức có trách nhiệm đôn đốc, thường xuyên nhắc nhở, giáo dục, kiểm tra việc thực hiện Quy định này của người học khi học tập, thực hành, thực tập, làm việc tại công sở.
  • Phòng Công tác sinh viên phối hợp với các đơn vị trong Trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người học trong toàn Trường bằng các hình thức như phát hành cẩm nang, chiếu video clip….
  • Phòng Công tác sinh viên đưa nội dung quy định văn hóa ứng xử người học vào sinh hoạt người học đầu năm, đầu khóa học và thường xuyên nhắc lại trong các buổi hội nghị, hội thảo, hoạt động ngoại khóa.
  • Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên thường xuyên đưa vào các buổi sinh hoạt của Đoàn, Hội.
  • Giáo viên chủ nhiệm, Cố vấn học tập tổ chức triển khai và thường xuyên nhắc nhở người học thực hiện tốt các nội dung quy định.
  • Giảng viên giảng dạy tại lớp thường xuyên nhắc nhở lồng ghép trong các giờ giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn thực hành, thực tập.
  • Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc hoặc phát sinh, các đơn vị phản ánh về Phòng Công tác chính trị để tổng hợp trình Hiệu trưởng xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Trách nhiệm tổ chức thực hiện

  • Toàn thể người học đang học tập tại Trường đều phải có trách nhiệm thực hiện đúng, đồng thời vận động, nhắc nhở những người học khác thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Quy tắc ứng xử của người học.
  • Toàn thể CBVC Trường có trách nhiệm nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện đúng quy định; trường hợp không chấp hành thì có quyền ghi tên, lập biên bản và báo cáo vi phạm cho phòng Công tác sinh viên hoặc Khoa quản lý sinh viên xử lý. Đối với những trường hợp phức tạp thì báo ngay với tổ Bảo vệ trường để phối hợp xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết.

Xử lý vi phạm

  • Người học vi phạm một trong các nội dung của Quy định này sẽ bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Ngoài các hình thức xử lý kỷ luật theo Quy chế công tác sinh viên, người học còn phải chịu trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại; nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  • Phòng Công tác sinh viên chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các đơn vị có liên quan kiểm tra , giám sát và xử lý người học vi phạm Quy định này.
[/toggle][/toggles]

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN VÀ TRUYỀN THÔNG

Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu, Sáng từ 08:00 – 12:00 – Chiều từ 13:00 – 17:00

Phòng 003, 97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam 700000

Điện thoại liên hệ chung: 028 39302146

Dành cho Doanh nghiệp: 028 39300952

For English: 028 39300077 – Fax: 028 39300085

Email: osa@ou.edu.vn

Đường dây nóng an ninh sinh viên: 028 39330660

======================================